Image

Gãy cổ xương đùi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Gãy cổ xương đùi là gì?

Gãy cổ xương đùi là tình trạng gãy tại vị trí giữa chỏm xương đùi và khối mấu chuyển. Đây là dạng gãy xương thường gặp, đặc biệt ở người lớn tuổi. (1)

Cổ xương đùi có các đặc điểm về giải phẫu và chức năng khiến cho tình trạng gãy xương nơi đây được xem là nặng, khó điều trị, có thể để lại nhiều di chứng, cụ thể:

  • Xương đùi là xương lớn. Cấu trúc xương tại vùng cổ xương đùi có hai hệ thống bè xương, hệ thống bè quạt tại vùng cổ chỏm xương đùi và hệ cung nhọn tại vùng mấu chuyển. Khu vực giữa hai hệ thống bè xương là điểm yếu nhất của cổ xương đùi (tam giác ward). Khu vực này là điểm dễ gãy nhất .
  • Hệ thống động mạch nuôi chỏm xương đùi rất nghèo nàn, lại đi cạnh ngang qua cổ xương đùi. Vì thế, khi cổ xương đùi bị gãy, phần lớn những mạch máu nuôi chỏm đều bị tổn thương, từ đó có nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi rất cao.
  • Cổ xương đùi nằm hoàn toàn bên trong bao khớp. Vì thế, khi gãy xương, máu tụ trong bao khớp làm tăng áp lực lên ổ khớp, tổn thương mạch máu nuôi khớp dẫn tới tình trạng hoại tử chỏm xương đùi.

cổ xương đùi bị gãy

Nguyên nhân gãy cổ xương đùi

1. Chấn thương

  • Chấn thương trực tiếp: Do người bệnh té đập vùng mông và hông xuống nền cứng, lực truyền qua cổ xương đùi làm gãy. Cơ chế gãy do chấn thương trực tiếp thường ít gặp, chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, người bệnh loãng xương có chất lượng xương yếu.
  • Chấn thương gián tiếp: Do lực tác động vào khớp gối hoặc bàn chân ở tư thế đùi khép, tạo nên một lực lớn dồn lên gây gãy cổ xương đùi. Cơ chế gãy do chấn thương gián tiếp thường gặp hơn.

Người lớn tuổi chỉ cần một chấn thương nhẹ cũng có khả năng tiến triển thành tình trạng này. Trong khi đó, những người trẻ tuổi thường gặp ở bệnh cảnh chấn thương nặng, đa chấn thương. (2)

té ngã ở người lớn tuổi

2. Bệnh lý

Những bệnh lý làm giảm chất lượng xương có khả năng gây gãy cổ xương đùi như loãng xương, viêm xương, u xương, ung thư di căn xương… Vì thế, khi mắc các bệnh lý này, người bệnh cần chú ý trong sinh hoạt, bổ sung đủ dưỡng chất cho xương, phòng tránh té ngã. 

Dấu hiệu cổ xương đùi bị gãy

  • Sau té ngã, người bệnh bị đau tại vùng háng. Cơn đau tăng khi gõ dồn vào gót chân hay ấn vào nếp lằn bẹn hay xoay bàn chân.
  • Mất vận động một phần hay toàn phần , không tự nhấc gót chân lên khỏi mặt đất.
  • Chân tổn thương bị ngắn hơn chân còn lại và bàn chân xoay ra ngoài.
  • Chụp X-quang khung chậu và khớp háng bên tổn thương sẽ thấy hình ảnh tình trạng cổ xương đùi bị gãy.

Phương pháp chẩn đoán

Khi chẩn đoán gãy cổ xương đùi, bác sĩ thường dựa trên bệnh sử, triệu chứng và các dấu hiệu ở vị trí khớp háng và chân của người bệnh. Khi khai thác bệnh sử, người bệnh có thể được bác sĩ yêu cầu trả lời một số câu hỏi như: (3)

  • Chấn thương xảy ra như thế nào? Thời gian, không gian, có người chứng kiến không? Đã sơ cứu, điều trị gì chưa?
  • Tính chất đau: Đau xuất hiện lúc nào, mức độ đau ra sao? Có điều gì khiến cơn đau tăng lên hoặc giảm xuống không?
  • Có bệnh lý nền đi kèm nào không như loãng xương, ung thư xương…?
  • Từng bị chấn thương khớp háng trước đây chưa?
  • Tiền căn bệnh lý gia đình ra sao?

Ngoài ra, người bệnh cũng được thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ xác định lại các tính chất đau, kiểm tra mức độ vận động hoặc biến dạng của khớp háng.

Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành chụp X – quang. Kết quả X-quang giúp bác sĩ xác nhận chẩn đoán gãy xương, đồng thời xác định xem phần xương nào bị gãy.

Một số đường gãy nhỏ hay gãy không hoàn toàn có thể khó phát hiện trên kết quả chụp X – quang. Một số trường hợp gãy xương không nhìn thấy được trên X-quang nhưng người bệnh vẫn có triệu chứng nghi ngờ gãy xương, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các chẩn đoán hình ảnh khác để xác định rõ hơn như chụp CT, chụp MRI…

hình chụp x quang tổn thương cổ xương đùi

Biến chứng khi bị gãy cổ xương đùi

Gãy cổ xương đùi nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như:

1. Biến chứng sớm

Biến chứng sớm gồm những biến chứng cấp tính, xuất hiện ngay khi cổ xương đùi bị gãy và những biến chứng liên quan tới tình trạng nằm lâu và bất động lâu, cụ thể:

2. Biến chứng cấp tính

Những biến chứng cấp có thể xảy ra như sốc mất máu, sốc do đau, tắc mạch mỡ (do mỡ từ ổ gãy xương xâm nhập vào hệ tuần hoàn). Các biến chứng này có thể làm nghiêm trọng thêm các bệnh lý tim mạch, hô hấp có sẵn ở người bệnh.

3. Các biến chứng liên quan tới nằm lâu, bất động lâu

Khi nằm lâu và bất động lâu do chấn thương cổ xương đùi, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch chi dưới, huyết khối động mạch phổi, loét tỳ đè, nhiễm trùng (viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu..), teo cơ, suy dinh dưỡng…

4. Các di chứng của gãy cổ xương đùi

  • Hoại tử chỏm xương đùi: Di chứng này xảy ra do mất tuần hoàn nuôi chỏm, tuần hoàn tái tạo không đủ để đáp ứng nhu cầu.
  • Khớp giả.
  • Kết hợp xương thất bại.
  • Những di chứng này sẽ gây đau, biến dạng chi, hạn chế hoạt động, sinh hoạt của người bệnh. 

Gãy cổ xương đùi có chữa được không?

1. Dùng thuốc

Người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc giảm đau, giúp làm dịu các cơn đau, thường sử dụng trong thời gian ngắn. Đó có thể là các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) hoặc những thuốc giảm đau cần kê đơn của bác sĩ như các opioid.

dùng thuốc ibuprofene

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê các thuốc biophosphonate và các loại thuốc loãng xương khác, giúp tăng mật độ khoáng chất và độ vững chắc cho xương. Các thuốc này giúp giảm nguy cơ cho các gãy xương háng khác, tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh. 

Đối với trường hợp đa chấn thương, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc chống đông máu để đề phòng huyết khối tĩnh mạch ở chân. 

2. Điều trị bảo tồn

Các trường hợp gãy cài ở độ 1 và độ 2, đây là tiên lượng tốt. Người bệnh có thể điều trị bảo tồn nhờ mang nẹp chống xoay, kéo liên tục trên giàn Braun. Tuy nhiên, do biến chứng nằm lâu nên ít sử dụng, thường áp dụng cho trẻ em. Các phương pháp điều trị bảo tồn với người bệnh gãy cổ xương đùi gồm bó bột, kéo liên tục, nẹp chống xoay.

3. Điều trị phẫu thuật

Bệnh nhân nên được chuyển sớm tới bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình. Do phần lớn các trường hợp gãy cổ xương đùi đều cần can thiệp phẫu thuật. Thời điểm tiến hành mổ thường được chỉ định trong vài ngày sau chấn thương. Phẫu thuật giúp người bệnh vận động sớm, ngăn ngừa những biến chứng do nằm lâu, bất động lâu. (4)

Tình trạng này có gây tổn thương mạch máu không cũng góp phần xác định phương pháp phẫu thuật nào được thực hiện. Có 2 phương pháp thường được chỉ định tùy thuộc loại gãy xương và tình trạng sức khỏe của người bệnh, cụ thể: 

  • Kết hợp xương: Phương pháp này sử dụng đinh, vít, nẹp… để cố định ổ gãy, hỗ trợ liền xương. Ưu điểm là cố định vững, vận động sớm sau mổ, ngăn ngừa các biến chứng bất động lâu và liền xương khá cao, có thể bảo tồn được chỏm. 
  • Thay khớp háng:
    • Thay khớp háng bán phần: Người bệnh chỉ thay thế phần chỏm xương đùi, không thay thế ổ cối. 
    • Thay khớp háng toàn phần: Người bệnh được thay toàn bộ phần mặt khớp của xương đùi và ổ cối. 

phẫu thuật thay khớp háng

Kỹ thuật thay khớp háng SuperPath

Một trong các mũi nhọn nghiên cứu cải tiến kỹ thuật mổ thay khớp háng đó chính là lựa chọn một đường mổ tối ưu, đảm bảo những yếu tố như thao tác thuận lợi, ít tàn phá phần mềm, giảm đau tối đa, vẫn đạt được thẩm mỹ. Đường mổ truyền thống mà đa phần các bác sĩ đang áp dụng có vết mổ dài, thường trên 15cm, cắt qua nhiều cơ và gân. Điều này khiến lượng máu trong mổ mất nhiều, ảnh hưởng lớn tới kết quả phục hồi sau phẫu thuật.

Hiện nay, các bác sĩ ưu tiên lựa chọn những đường mổ xâm lấn tối thiểu để thay khớp háng cho người bệnh. Một trong các đường mổ với kỹ thuật hiện đại đang được áp dụng là SuperPath. Ưu điểm là chỉ mở và lách qua bao khớp phía trên, không cắt cơ và bao khớp để bộc lộ phẫu trường, đồng thời bảo tồn hoàn toàn hệ thống gân sau khớp háng. SuperPath được thiết kế nhằm tái tạo chính xác mà không cần cắt những gân quan trọng và kéo căng hay chấn thương các cơ quan trọng đối với chức năng khớp háng.

bác sĩ thực hiện superpath
Các bác sĩ phẫu thuật thay khớp háng SuperPath cho người bệnh tại PlinkCare

Kỹ thuật thay khớp háng SuperPath được phát triển như một bước tiến vượt trội so với phương pháp truyền thống. Đây là quy trình bảo tồn phần mềm xung quanh khớp với mục đích giúp người bệnh đứng vững trở lại trong vòng vài ngày (có thể vài giờ), thay vì vài tuần hay vài tháng. Vì thế, sau phẫu thuật, người bệnh thường phục hồi rất nhanh, ít đau đớn, có thể sớm thực hiện được những động tác “cấm kỵ” trong phẫu thuật thay khớp như ngồi xổm, vắt chân chữ ngũ… 

Với các ưu điểm nổi bật trên, đường mổ SuperPath đang dần khẳng định tên tuổi và được nhiều phẫu thuật viên hàng đầu trên thế giới lựa chọn trong điều trị. PlinkCare là một trong số ít cơ sở tại khu vực Đông Nam Á đã triển khai thành công và thường quy kỹ thuật này.

Biện pháp phòng ngừa

Để giảm thiểu nguy cơ gãy cổ xương đùi, bạn cần lưu ý: 

  • Duy trì vận động thể chất với cường độ phù hợp theo tình trạng sức khỏe.
  • Chú trọng chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đủ canxi, các loại vitamin và khoáng chất.
  • Duy trì khám sức khỏe định kỳ (ít nhất 6 tháng/lần), điều trị loãng xương từ sớm.
  • Điều trị những rối loạn về thị giác.
  • Người thân trong gia đình cần chú ý loại bỏ những nguy cơ có thể gây té ngã cho người lớn tuổi như sàn nhà trơn, chướng ngại vật… Đồng thời hướng dẫn người cao tuổi cách đề phòng té ngã trong sinh hoạt thường ngày.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống PlinkCare, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp… 

PlinkCare còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật. 

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ:

Gãy cổ xương đùi là tình trạng nguy hiểm, cần có biện pháp can thiệp sớm. Vì thế, ngay khi phát hiện những triệu trứng trên, người bệnh nên nhanh chóng tới những cơ sở y tế uy tín để tiến hành điều trị, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send