
7 cách điều trị viêm tụy mạn tính hiệu quả và an toàn
Bệnh viêm tụy mạn là gì?
Viêm tụy mạn tính là một hội chứng liên quan đến tình trạng viêm, xơ hóa và mất các tế bào tiểu đảo và acinar, có thể biểu hiện bằng đau bụng kiểu tụy, phân mỡ, rối loạn chức năng tụy (suy tuyến ngoại tiết và nội tiết) và tổn thương tụy có thể nhìn thấy trên các nghiên cứu hình ảnh. Viêm tụy mạn tính có nhiều nguyên nhân khác nhau với các yếu tố nguy cơ di truyền và môi trường cho cả khởi phát và tiến triển của bệnh, các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh khác nhau và các biến chứng.
Viêm tụy mạn có biểu hiện đầu tiên là tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó, những triệu chứng đặc hiệu, có thể phân biệt viêm tụy mạn và những hiện tượng sinh lý tiêu hóa thông thường khác bao gồm:
- Đau sau khi ăn, đặc biệt là các bữa ăn nhiều dầu mỡ
- Đau sau khi uống rượu bia
- Tiêu phân có váng mỡ và mùi hôi tanh
- Cơn đau kéo dài từ vài giờ đến vài tháng
- Người bệnh không thể ngồi hay nằm thẳng lưng, có xu hướng gập người, nằm cong lưng để giảm thiểu cơn đau.
Lạm dụng rượu bia trong thời gian dài chiếm đến 70% trường hợp viêm tụy mạn. Ngoài ra, bệnh còn có những nguyên nhân khác như viêm tụy tự miễn, đột biến gen và viêm tụy cấp tái phát. Những yếu tố rủi ro của bệnh bao gồm:
- Bệnh rối loạn mỡ máu
- Tình trạng tăng lượng canxi do u tuyến cận giáp
- Tắc nghẽn ống tụy do khối u hoặc có hạch chèn ép
Điều trị viêm tụy mạn là tình trạng cấp thiết vì hơn 50% bệnh viêm tụy mạn sẽ diễn tiến thành sỏi tụy (bệnh lý tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm). Ngoài ra, tình trạng suy giảm chức năng nội tiết của tụy cũng sẽ gây ra bệnh đái tháo đường. Vì vậy, người bệnh cần đến khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi có những triệu chứng viêm tụy đầu tiên.

Cách điều trị viêm tụy mạn tính như thế nào?
Dựa trên kết quả đánh giá lâm sàng và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị viêm tụy mạn phù hợp, có thể kết hợp cả điều trị ngoại khoa và nội khoa để tăng hiệu quả.
1. Biện pháp chung
- Ngừng rượu và thuốc lá : Người bệnh bị viêm tụy mạn tính nên ngừng rượu và thuốc lá. Ngừng rượu (nếu đây là nguyên nhân gây viêm tụy mạn tính) và thuốc lá làm chậm quá trình tiến triển của viêm tụy mạn tính và, trong trường hợp thuốc lá, làm giảm khả năng ung thư tụy sau đó. Tác động của chúng đối với cơn đau là khác nhau; một số bệnh nhân sẽ giảm đau ở một mức độ nào đó khi kiêng rượu.
- Chế độ ăn và thực phẩm bổ sung: Bệnh nhân bị viêm tụy mãn tính được khuyên nên ăn các bữa ăn ít đến trung bình chất béo, thực phẩm giàu protein, các bữa ăn nhỏ và tránh mất nước. Mặc dù các khuyến nghị này là hợp lý và thường dễ dung nạp nhất đối với bệnh nhân, nhưng chúng không được hỗ trợ bởi bất kỳ dữ liệu nào. Nhiều bệnh nhân bị viêm tụy mãn tính cũng có thể bị liệt dạ dày ở một mức độ nào đó và các bữa ăn nhỏ hơn có thể làm giảm các triệu chứng cũng như cân nhắc đến các loại thuốc hỗ trợ nhu động ruột. Cần tránh các chế độ ăn rất ít chất béo do tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin tan trong chất béo (A, E, D và K). Thường cần bổ sung vitamin và bổ sung vitamin D và canxi gần như phổ biến. Việc bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt hơn (ví dụ, dầu triglyceride chuỗi trung bình, chế độ ăn nguyên tố) hiếm khi, nếu không muốn nói là không bao giờ cần thiết.
2. Điều trị nội khoa
Điều trị viêm tụy mạn tính tập trung vào việc điều trị giảm đau, thuốc hỗ trợ, chất chống oxy hóa, cải thiện hoạt động của tuyến tụy và kiểm soát các biến chứng. Các phương pháp điều trị nội khoa cho viêm tụy mạn bao gồm:
-
Điều trị thuốc
Bác sĩ tiêu hóa sẽ kê các loại thuốc có công dụng giảm đau và các chế phẩm bổ sung men tụy giúp giảm tình trạng tiêu chảy, kém hấp thu, đi tiêu phân mỡ. Liều lượng thuốc có thể thay đổi tùy theo mức độ của bệnh, dao động trong khoảng từ 25000 đến 80000 đơn vị lipase cho mỗi bữa ăn chính. Người bệnh cũng có thể được chỉ định bổ sung các thuốc ức chế tiết acid dạ dày, giảm đau nếu cần thiết.
-
Điều trị bệnh đái tháo đường
Viêm tụy mạn tính có thể gây ra bệnh đái tháo đường với các biểu hiện như suy nhược cơ thể, sụt cân, khát nước nhiều, tầm nhìn giảm sút… Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định xây dựng kế hoạch ăn uống hợp lý, dùng thuốc ổn định đường huyết, theo dõi đường huyết định kỳ tại phòng khám.
3. Điều trị ngoại khoa
Nếu các biện pháp điều trị viêm tụy mạn nội khoa không cho hiệu quả, việc điều trị tiếp theo tùy thuộc giải phẫu ống tụy và chuyên khoa ngoại. Phẫu thuật cần được thực hiện tại bệnh viện chuyên sâu bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về gan mật tụy. Bệnh nhân nên được điều trị bởi một nhóm đa chuyên khoa và nên được hội chẩn phẫu thuật tại thời điểm này. (1)
Tùy vào loại viêm tụy mạn và các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:
- Điều trị tắc nghẽn: Khi có tình trạng tắc nghẽn, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nối ruột vào ống tụy để lưu thông dịch tụy
- Phẫu thuật lấy khối viêm khi người bệnh bị viêm tụy hoặc có sỏi ở đầu tụy)

Phương pháp điều trị biến chứng
Các biến chứng viêm tụy mạn có thể xảy ra như hình thành nang giả tụy, tắc nghẽn ống mật hoặc tá tràng, hình thành cổ trướng hoặc tràn dịch màng phổi, huyết khối tĩnh mạch lách (có thể gây giãn tĩnh mạch dạ dày), giả phình động mạch gần tuyến tụy hoặc nang giả, tăng nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tụy…
Hình thành nang giả tụy là một trong những biến chứng thường gặp của viêm tụy mạn. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật điều trị phù hợp, bao gồm: dẫn lưu qua da, dẫn lưu qua đường tiêu hóa trên, phẫu thuật mở, phẫu thuật nối tắt dạ dày (nếu viêm tụy mạn gây biến chứng tắc nghẽn đường mật hoặc tắc nghẽn dạ dày).
Biến chứng hẹp ống tụy: Nội soi mật tụy ngược dòng ERCP lấy sỏi tụy, kết hợp với đặt stent dẫn lưu thường được chỉ định trong trường hợp này. Ngoài ưu điểm giảm tỷ lệ biến chứng sau điều trị, kỹ thuật này còn đạt tiêu chí như ít đau, hạn chế tổn thương đến các vùng khỏe mạnh, quá trình chăm sóc hậu phẫu dễ dàng.
Trường hợp, người bệnh có biến chứng sỏi tụy kích thước lớn, bác sĩ sẽ thực hiện tán sỏi tụy qua da trước để làm vỡ các viên sỏi. Sau đó, thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng ERCP để gắp sỏi tụy ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, phẫu thuật cắt khối tá tụy được chỉ định khi người bệnh viêm tụy mạn có tiên lượng ung thư đường mật, ung thư quanh bóng vater, ung thư tá tràng hay ung thư đầu tụy.
Phương pháp điều trị viêm tụy mạn tại nhà
Điều trị viêm tụy mạn tại nhà cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và lối sống tích cực.
- Bổ sung enzyme/lợi khuẩn: Nếu như người bệnh viêm tụy mạn bị suy giảm chức năng ngoại tiết, tuyến tụy không thể tiết ra được men cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Lúc này người bệnh cần bổ sung enzyme tuyến tụy dưới dạng thực phẩm bổ sung. Người bệnh cần tham vấn với bác sĩ chuyên khoa loại enzyme phù hợp, nhằm phát huy tối đa hiệu quả.
- Bổ sung dinh dưỡng: Biểu hiện chán ăn, sụt cân, suy nhược cơ thể… có thể xảy ra ở người bệnh. Do đó, để đáp ứng tốt phác đồ điều trị viêm tụy mạn, người bệnh cũng cần chú ý vấn đề dinh dưỡng, người bệnh cần thu nạp nguồn thực phẩm sạch, ăn lượng nhiều hơn bình thường (để có đủ calo) và bổ sung các vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất)…
- Thay đổi lối sống: Điều chỉnh lối sống phù hợp với thể trạng sức khỏe, giúp quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn, hạn chế rủi ro tái bệnh sau điều trị.
Cách chăm sóc người bệnh viêm tụy mạn
Người bệnh viêm tụy mạn cần nghỉ ngơi và được chăm sóc tốt để hồi phục sức khỏe, nhất là sau điều trị viêm tụy mạn bằng các phương pháp ngoại khoa. Những lưu ý trong quá trình chăm sóc người bệnh viêm tụy mạn, bao gồm:
- Nấu ăn theo các nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người viêm tụy mạn.
- Vệ sinh đúng cách vết mổ sau phẫu thuật
- Lưu ý những thay đổi bất thường của người bệnh như đau nhiều tại vùng phẫu thuật, chán ăn, sụt cân, buồn nôn… để kịp thời xử lý, đưa bệnh nhân đi khám sớm.
Thắc mắc thường gặp
1. Viêm tụy mạn tính có chữa khỏi được không?
Nếu phát hiện và điều trị sớm theo đúng phác đồ, viêm tụy mạn tính hoàn toàn có thể chữa khỏi. Viêm tụy mạn tính gây ra những tổn thương trong tụy không phục hồi và gây suy giảm chức năng ngoại tiết và nội tiết của tụy. Các triệu chứng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa chất trong cơ thể người bệnh. (2)
Đáng lưu ý hơn, viêm tụy mạn gây suy giảm chức năng nội tiết sẽ diễn tiến thành bệnh đái tháo đường vì các tế bào sản xuất insulin bị tổn thương kéo dài. Do đó, việc điều trị viêm tụy mạn trong thời gian sớm là vô cùng quan trọng trong việc chữa khỏi bệnh viêm tụy mạn.
2. Điều trị viêm tụy mạn ở đâu uy tín?
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (PlinkCare TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (PlinkCare Hà Nội) thuộc Hệ thống PlinkCare là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng, bao gồm bệnh viêm tụy mạn.
Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo bởi các tuổi hàng đầu… Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ đa dạng nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống PlinkCare, xin vui lòng liên hệ:
Phương pháp điều trị viêm tụy mạn được cá nhân hóa cho từng người bệnh dựa trên biểu hiện lâm sàng cũng như tiên lượng bệnh. Điều trị nội khoa thường là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khi các phương pháp điều trị nội khoa không cho hiệu quả, bệnh diễn tiến nghiêm trọng và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh thì cần đến các phương pháp ngoại khoa. Do đó, người bệnh cần chọn lựa các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị, bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm… để được chỉ định hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.