Image

Điều trị ung thư vú có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Điều trị ung thư vú có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Thống kê ở Mỹ cho thấy mỗi năm có hơn 11.000 phụ nữ dưới 40 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Sau khi được chẩn đoán ung thư vú, nhiều người cảm thấy căng thẳng và bắt đầu xác định kế hoạch cũng như các bước tiếp theo để điều trị ung thư vú.

Tuy nhiên, một vài phương pháp điều trị ung thư vú sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và mang thai của họ trong tương lai. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xác định kế hoạch và phương pháp điều trị cho bản thân và nói chuyện với bác sĩ để xác định hướng đi phù hợp nhất.

Việc điều trị ung thư vú có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và ảnh hưởng như thế nào còn phụ thuộc vào ba yếu tố:

  • Loại điều trị được sử dụng
  • Loại và giai đoạn ung thư khi chẩn đoán
  • Tuổi của người bệnh

Phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản

Không phải tất cả các phương pháp điều trị ung thư vú đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu người bệnh chỉ cần phẫu thuật, xạ trị và không cần hóa trị, việc điều trị sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản trong tương lai. Một số ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư đến khả năng sinh sản như:

1. Hóa trị

Người bệnh ung thư vú được điều trị bằng hóa trị có nguy cơ bị suy buồng trứng sớm hoặc mãn kinh rất sớm. Khoảng gần 4 trong số 5 phụ nữ được điều trị bằng cyclophosphamide – một loại thuốc hóa trị thường được kê đơn để điều trị ung thư vú – sẽ bị suy buồng trứng.

Khả năng sinh sản sau hóa trị phụ thuộc phần lớn vào độ tuổi của người bệnh cũng như loại và liều lượng thuốc hóa trị được sử dụng trong điều trị. Người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ và/hoặc chuyên gia sinh sản về nguy cơ vô sinh tiềm ẩn trong kế hoạch điều trị của mình vì nghiên cứu vẫn còn hạn chế trong lĩnh vực này.

Tất cả phụ nữ sản xuất ít trứng chất lượng hơn khi họ già đi và cuối cùng ngừng sản xuất trứng ở thời kỳ mãn kinh. Nói chung, người bệnh càng trẻ thì cơ hội có con sau này càng cao.

Trên 40 tuổi, phụ nữ có nhiều khả năng bị mãn kinh sau khi điều trị bằng hóa trị. Ngoài ra, loại và liều lượng thuốc hóa trị mà người bệnh nhận được sẽ ảnh hưởng đến khả năng vô sinh sau điều trị. Cyclophosphamide, cisplatin và doxorubicin có nguy cơ gây mất khả năng sinh sản ở mức trung bình. Trong khi methotrexate, fluorouracil hoặc vincristine ít gây vô sinh hơn.

Mức độ tiến triển của ung thư khi được phát hiện cũng như loại ung thư sẽ quyết định liệu có cần hóa trị hay không, từ đó ảnh hưởng đến nguy cơ gây ra tác dụng phụ đối với buồng trứng. Ung thư càng tiến triển khi được phát hiện thì khả năng sử dụng hóa trị liệu tác động lên toàn bộ cơ thể để điều trị càng cao. Ví dụ, ung thư vú xâm lấn thường cần hóa trị liệu toàn thân, trong khi một khối u nhỏ với các hạch nhỏ khu trú và có nguy cơ lây lan tối thiểu thì có thể không.

Tuổi tác đóng vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản sau này của người bệnh. Độ tuổi của phụ nữ khi bắt đầu hóa trị toàn thân là yếu tố dự báo lớn nhất về khả năng vô sinh. Nếu bạn 30 tuổi, khả năng sinh sản đã giảm. Thêm vào đó là hóa trị, khả năng sinh sản của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, khả năng sinh sản chỉ kéo dài thêm vài năm nữa và mãn kinh sau đó, đặc biệt những phụ nữ đã bước qua 40 tuổi.

Liều hóa trị tổng thể cao hơn có xu hướng làm tăng nguy cơ vô sinh. Sự kết hợp và liều lượng khác nhau của các loại thuốc hóa trị có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc đối với khả năng sinh sản. Để giảm khả năng mang thai với trứng bị tổn thương do hóa trị, điều quan trọng là phải đợi ít nhất 6 tháng sau khi điều trị bạn mới tính đến chuyện mang thai.

Hóa trị làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nên các bác sĩ khuyên nên áp dụng biện pháp tránh thai không nội tiết tố trong suốt quá trình hóa trị để người bệnh không mang thai trong quá trình điều trị.

2. Liệu pháp nội tiết tố

Thuốc trị liệu bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của người bệnh, dẫn đến kinh nguyệt không đều, mất kinh hoặc buồng trứng không còn sản xuất trứng. Sau khi kết thúc quá trình điều trị bằng liệu pháp hormone, nhiều phụ nữ vẫn có khả năng sinh sản và kinh nguyệt của người bệnh bắt đầu có trở lại. Tuy nhiên, vẫn có một số phụ nữ gặp phải các biến chứng khi mang thai sau khi điều trị bằng liệu pháp hormone.

Loại khối u cũng ảnh hưởng đến các lựa chọn điều trị của người bệnh. Một số người bệnh ung thư vú có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc có chứa hormone. Nhưng một tỷ lệ nhỏ các khối u ung thư vú “không nhạy cảm với nội tiết tố” và không thể sử dụng hormone để điều trị, chỉ còn lại hóa trị là lựa chọn duy nhất.

2.1 Tamoxifen

Tamoxifen là thuốc điều trị nội tiết tố dùng trong điều trị ung thư vú ở phụ nữ và nam giới. Thuốc còn được sử dụng trong các trường hợp như:

  • Ung thư vú sớm.
  • Ung thư vú phát triển hoặc di căn.
  • Tái phát ung thư vú

Có thể dùng tamoxifen cho những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao do tiền sử gia đình. Từ đó giảm nguy cơ phát triển ung thư vú.

Với ung thư vú sớm, có thể sử dụng thuốc Tamoxifen trong điều trị ung thư vú giai đoạn này nhằm mục đích:

  • Giảm nguy cơ tái ung thư phát sau điều trị.
  • Thu nhỏ kích thước ung thư trước khi phẫu thuật, hay còn gọi là điều trị tân bổ trợ.
  • Trong trường hợp không thể phẫu thuật, thuốc dùng để giảm triệu chứng.

Với ung thư vú tiến triển hoặc di căn: Lúc này ung thư vú đã lan khỏi tuyến vú hoặc lan đến một cơ quan khác trong cơ thể, ví dụ như xương, gan nhưng mức độ chưa nặng, chưa nguy hiểm và cũng chưa cần hoá trị. Những trường hợp này có thể sử dụng Tamoxifen để kiểm soát tình trạng ung thư vú.

Không sử dụng tamoxifen lúc mang thai vì thuốc có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh. Người bệnh không nên dùng thuốc khi đang mang thai hoặc muốn có thai. Cần kết hợp sử dụng các biện pháp tránh thai khi dùng Tamoxifen và khoảng 9 tháng sau ngừng thuốc. Người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia về các phương pháp kiểm soát khả năng sinh sản không nội tiết tố.

3. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Sử dụng thuốc trị liệu nhắm mục tiêu còn tương đối mới so với các phương pháp điều trị ung thư vú khác và do đó nghiên cứu vẫn còn hạn chế về tác dụng của chúng đối với khả năng sinh sản. Liệu pháp nhắm mục tiêu tập trung vào việc nhắm mục tiêu các đặc điểm cụ thể của tế bào ung thư, chẳng hạn như protein cho phép tế bào ung thư phát triển một cách bất thường.

 Nhìn chung, phương pháp này ít có khả năng gây hại cho các tế bào khỏe mạnh so với hóa trị. Tuy nhiên, để chắc chắn, hầu hết các bác sĩ đều khuyên nên đợi từ 6 tháng đến 1 năm sau khi chấm dứt điều trị bằng liệu pháp nhắm mục tiêu mới hãy để mang thai

điều trị sinh sản không làm tăng nguy cơ ung thư vú
Điều trị ung thư vú có khả năng ảnh hưởng đến sinh sản

4. Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng

Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Đặc biệt trong ung thư vú di căn có nội tiết dương tính. [1]

  • Cắt bỏ cả hai buồng trứng: Nếu buồng trứng bị cắt bỏ hoàn toàn, người bệnh sẽ không còn khả năng sinh sản tự nhiên nên không thể tự mình mang thai được nữa. Tuy nhiên, người bệnh có thể mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bằng cách sử dụng trứng hiến tặng.

Rủi ro ảnh hưởng sinh sản khi điều trị ung thư vú

1. Vô kinh tạm thời do thuốc ức chế buồng trứng 

Trong một số trường hợp, việc tắc buồng trứng đôi khi được lựa chọn để điều trị ung thư vú dương tính với thụ thể hormone hoặc để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cho những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú rất cao. Khi sử dụng thuốc, buồng trứng của bạn có thể tạm thời ngừng sản xuất estrogen. Các loại thuốc bao gồm goserelin hoặc leuprolide có khả năng gây vô kinh tạm thời nhưng tình trạng này thường trở lại bình thường sau khi bạn ngừng dùng thuốc.

2. Khó mang thai

Điều trị ung thư vú gây khó khăn trong việc mang thai vì một số lý do sau [2]:

  • Điều trị ung thư vú bằng phương pháp hóa trị có thể làm tổn thương buồng trứng và thậm chí gây vô sinh. Tác dụng phụ này có thể ngay lập tức hoặc trì hoãn và thậm chí là vĩnh viễn.
  • Liệu pháp hormone, liệu pháp miễn dịch, nhắm mục tiêu và xạ trị gây khó khăn trong việc mang thai, ảnh hưởng xấu đến thai nhi đang phát triển và nên tránh trong thai kỳ.
  • Liệu pháp hormone có thể kéo dài vài năm và trì hoãn thời gian phụ nữ bệnh được phép mang thai. Một số bác sĩ khuyên người bệnh nên đợi ít nhất 2 năm sau khi điều trị ung thư mới mang thai để giảm nguy cơ tái phát.

Tuy nhiên, một vài trường hợp vẫn có thể mang thai sau khi điều trị ung thư vú, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sinh sản, loại và giai đoạn ung thư cũng như phương pháp điều trị. Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản, chẳng hạn như trữ đông trứng hoặc phôi trước khi bắt đầu điều trị. Phụ nữ muốn mang thai sau khi điều trị ung thư vú nên thảo luận với bác sĩ khoa Ngoại Vú, PlinkCare TP.HCM để có kế hoạch mang thai an toàn.

3. Rối loạn kinh nguyệt

Hóa trị có thể làm hỏng trứng chưa trưởng thành trong buồng trứng. Một số phụ nữ có kinh nguyệt bình thường sau khi hóa trị có thể mang thai mà không gặp khó khăn gì trong khi những phụ nữ khác có thể gặp một số khó khăn nhất định.

Khi kinh nguyệt của bạn quay trở lại sau khi hóa trị, điều đó cho thấy một số trứng đang trưởng thành. Mặc dù vậy, số lượng trứng có sẵn có thể bị giảm. Tuy nhiên, có kinh nguyệt không phải lúc nào cũng có nghĩa là người bệnh vẫn còn khả năng sinh sản. Bạn có thể cần gặp chuyên gia sinh sản để khám giúp bạn xem bạn có thực sự có khả năng sinh sản hay không.

Hóa trị có thể gây mãn kinh sớm ngay cả khi người bệnh có kinh nguyệt trong một thời gian ngắn sau khi điều trị. Tuy nhiên, mãn kinh sớm do hóa trị có thể chỉ là tạm thời. Thông thường, người bệnh mất vài tháng hay thậm chí một năm hoặc hơn để kinh nguyệt của quay trở lại.

Điều trị ung thư vú cần lưu ý gì để không ảnh hưởng tới sinh sản?

Một số lưu ý trong quá trình điều trị ung thư vú để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản:

  • Thảo luận sớm: Trước khi bắt đầu điều trị, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về những biện pháp điều trị phù hợp và mong muốn mang thai sau điều trị của bản thân.
  • Thực hiện bảo tồn khả năng sinh sản: Các phương pháp này bao gồm trữ đông phôi thai, đông lạnh trứng và mô buồng trứng.
  • Tác động của các phương pháp đến khả năng sinh sản: Tác động của quá trình điều trị lên khả năng sinh sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, liều lượng và loại thuốc. Tuy nhiên, điều trị với liệu pháp hormone như raloxifene không gây vô sinh nhưng khả năng sinh sản có thể giảm tự nhiên.
  • Thực hiện các biện pháp tránh thai trong quá trình điều trị: Mặc dù liệu pháp hormone để điều trị ung thư vú có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt dừng lại. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo người bệnh không thể mang thai. Phụ nữ quan hệ tình dục trong khi dùng tamoxifen nên sử dụng biện pháp tránh thai để tránh mang thai trong quá trình điều trị.

Sau điều trị ung thư vú có thể mang thai được không?

Người bệnh có thể mang thai sau khi điều trị ung thư vú nhưng điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại và giai đoạn ung thư, phương pháp điều trị, tuổi tác và tình trạng sinh sản của trước khi điều trị.

Các phương pháp như hóa trị, liệu pháp hormone, phẫu thuật hoặc xạ trị có thể ảnh hưởng đến buồng trứng của người bệnh và khiến cho họ khó mang thai hơn. Bên cạnh đó, những phương pháp này có thể gây hại cho thai nhi trong giai đoạn phát triển.

Nếu người bệnh muốn có con trong tương lai, họ nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị ung thư vú. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh hiểu thêm về các phương pháp và rủi ro đi kèm. Người bệnh có thể thực hiện bảo tồn khả năng sinh sản của mình bằng cách trữ đông trứng hoặc phôi trước khi điều trị hoặc sử dụng trứng hoặc phôi được hiến tặng sau khi điều trị.

nguy cơ ung thư vú khi điều trị sinh sản
Người bệnh có thể mang thai sau khi điều trị ung thư vú

Các giải pháp bảo tồn khả năng sinh sản khi điều trị ung thư vú

Điều trị ung thư vú bằng phương pháp xạ trị ít hoặc không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu người bệnh được điều trị bằng hóa trị, người bệnh nên bắt đầu điều trị hỗ trợ sinh sản trước khi thực hiện xạ trị. Phương pháp điều trị này bao gồm việc thu thập trứng, thụ tinh và giữ chúng cho đến khi quá trình điều trị của người bệnh hoàn tất. Ngoài ra, trước khi bắt đầu xạ trị, trứng phải được thu thập để tránh bị ảnh hưởng bởi một lượng nhỏ bức xạ phát tán từ khu vực điều trị chính.

Một số giải pháp bảo tồn khả năng sinh sản khi điều trị ung thư vú như:

  • Đông lạnh phôi và thụ tinh trong ống nghiệm: Đây là phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản hiệu quả nhất nhưng cần có hormone để kích thích buồng trứng và việc điều trị ung thư sẽ bị trì hoãn. Điều này còn phụ thuộc vào điều kiện và tay nghề của trung tâm IVF.
  • Đông lạnh trứng: Cách này tương tự đông lạnh phôi nhưng không sử dụng tinh trùng.
  • Ức chế buồng trứng: Thủ thuật này sử dụng thuốc để ngăn chặn buồng trứng sản xuất estrogen trong quá trình hóa trị. Ức chế buồng trứng có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú dương tính với thụ thể hormone và bảo tồn chức năng buồng trứng.
  • Lá chắn bức xạ và xạ trị proton: Phương pháp này bảo vệ buồng trứng không tiếp xúc với bức xạ trong quá trình điều trị ung thư. Bức xạ có thể làm giảm tổn thương cho các cơ quan sinh sản và mô.

Lưu ý an toàn khi mang thai sau khi điều trị ung thư vú

Mang thai sau khi điều trị ung thư vú vẫn an toàn đối với nhiều phụ nữ nhưng cần cân nhắc một số yếu tố trước khi cố gắng thụ thai. Một số lưu ý như sau:

  • Thời gian: Không có thời gian chính xác về thời gian đợi sau điều trị trước khi mang thai, nhưng các bác sĩ thường đề xuất ít nhất 2 năm để giảm nguy cơ tái phát và để cơ thể phục hồi sau tác dụng của điều trị. Nếu người bệnh bị ung thư vú dương tính với thụ thể hormone, người bệnh thường phải gián đoạn liệu pháp hormone để cố gắng mang thai, điều này có thể ảnh hưởng đến tình trạng và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Cho con bú: Cho con bú sau khi điều trị ung thư vú không có hại và thậm chí còn làm giảm nguy cơ ung thư vú tái phát. Tuy nhiên, một số trường hợp không thể cho con bú do phẫu thuật, xạ trị hoặc các yếu tố khác. Người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ về độ an toàn của phương pháp điều trị đến việc cho con bú.

Nếu người bệnh muốn mang thai sau khi điều trị ung thư vú, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc mang thai và đưa ra phương án phù hợp nhất cho người bệnh.

Bài viết trên đã làm rõ thông tin về những phương pháp điều trị ung thư vú có ảnh hưởng đến sinh sản không đối với các bệnh nhân đang mắc ung thư vú và các bệnh lý tuyến vú liên quan. Qua đó, hy vọng bạn có thêm cho mình những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề điều trị ung thư vú.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send