
Điều trị thoát vị thành bụng như thế nào? Có tự khỏi không?
Các phương pháp điều trị thoát vị thành bụng
Thoát vị thành bụng là tình trạng các tạng trong ổ bụng nhô ra ngoài thông qua một vùng yếu trên thành bụng. Đa số các trường hợp bệnh không có triệu chứng, nhưng một số có thể bị đau đớn dữ dội, cần can thiệp phẫu thuật khẩn cấp để giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. Căn cứ vào loại thoát vị, mức độ nghiêm trọng, tiền sử bệnh lý về mặt nội khoa và ngoại khoa mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa đối với thoát vị thành bụng bao gồm các phương pháp sau:
1.1 Đưa khối thoát vị vào đúng vị trí
Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ cho người bệnh uống thuốc an thần và giảm đau để giảm đau đớn, tránh làm tăng áp lực trong ổ bụng hoặc co thắt các cơ liên quan.
Trong quá trình thực hiện, người bệnh sẽ nằm ngửa và kê gối dưới đầu gối. Đối với thoát vị bẹn, bác sĩ sẽ yêu cầu nằm ở tư thế Trendelenburg (tư thế nằm ngửa với giường kê đầu thấp chân cao) khoảng 15 – 20 độ. Một chân được đặt ở tư thế xoay và uốn cong ra ngoài giống như chân ếch. Bác sĩ có thể chườm túi lạnh có đệm vào vùng tổn thương để giảm sưng và giảm lưu lượng máu. Để thu nhỏ khối thoát vị, bác sĩ sẽ đặt hai ngón tay ở rìa của vòng thoát vị và ấn giữ nguyên trong vài phút cho đến khi khối thoát vị được đưa trở lại lỗ thoát vị. (1)
Đối với trẻ em, áp lực nên được tác động từ phía sau, hướng sang bên và lên trên qua lỗ bẹn ngoài. So với trẻ lớn tuổi hơn và người trưởng thành, lỗ bẹn trong ở trẻ sơ sinh nằm gần vị trí chính giữa. Cấu trúc dạng đồng hồ cát của phức hợp thoát vị – nang nước thừng tinh sẽ không giảm nếu tác động áp lực lên nang nước thừng tinh (hydrocele).
Nếu phương pháp điều trị thoát vị này không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để tránh biến chứng.
1.2 Trị liệu tại chỗ
Đối với thoát vị vùng rốn hoặc thoát vị thượng vị không có triệu chứng ở trẻ em, điều trị sẽ trì hoãn cho đến khi trẻ lớn hơn 5 tuổi.
Đối với trẻ em bị thoát vị rốn đe dọa tính mạng, tỷ lệ sống sót thấp hoặc kích thước khối thoát vị rốn rất lớn, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp sử dụng thuốc tại chỗ và quấn bụng hàng ngày bằng thun chuyên dụng để điều trị. Khi trẻ lớn lên, chỗ thoát vị vẫn giữ nguyên kích thước nhưng nhỏ hơn so với sự phát triển tự nhiên của thành bụng.
2. Điều trị ngoại khoa
Nếu các phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc người bệnh đang trong tình trạng khẩn cấp, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thoát vị thành bụng bằng phẫu thuật:
2.1 Phẫu thuật mổ mở
Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ngay chỗ thoát vị, sau đó đẩy các tạng thoát vị vào lại ổ bụng, cuối cùng khâu lại thành bụng bị tổn thương. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng lưới chuyên dụng để củng cố vùng thành bụng bị thoát vị. Quá trình phẫu thuật có thể được thực hiện bằng gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ.
Sau điều trị, người bệnh cần mất vài tuần mới có thể tiếp tục quay trở lại các hoạt động bình thường hàng ngày. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến khích nên bắt đầu di chuyển càng sớm càng tốt để đẩy tốc độ và hiệu quả phục hồi.
2.2 Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật nội soi (phẫu thuật xâm lấn tối thiểu) thường được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân. Đối với phẫu thuật này, bác sĩ sẽ rạch một vài vết nhỏ ở bụng, sau đó bơm phồng bụng bằng khí CO2, giúp hỗ trợ nhìn rõ các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể.
Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng một ống nhỏ để đưa dụng cụ có gắn camera vào ổ bụng thông các vết mổ. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, bác sĩ cũng có thể đưa các dụng cụ chuyên dụng khác đi qua các vết mổ trên bụng để điều trị thoát vị.
Phẫu thuật nội soi ít để lại sẹo và triệu chứng khó chịu hơn phẫu thuật mổ mở. Thời gian phục hồi, quay trở lại với các hoạt động bình thường cũng nhanh hơn. Nhìn chung, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh kỹ lưỡng để đảm bảo lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Các biện pháp điều trị tại nhà sẽ không có khả năng chữa trị dứt điểm chứng thoát vị thành bụng. Tuy nhiên, một số phương pháp sau đây có thể giúp cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh, bao gồm:
- Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ quả… Giúp cải thiện tình trạng táo bón, táo bón có thể gây tăng áp lực khi đi đại tiện, khiến chứng thoát vị trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không nên ăn các thực phẩm khó tiêu
- Không nằm hoặc cúi người sau khi ăn
- Duy trì cân nặng ổn định, tránh tình trạng thừa cân, béo phì
- Tránh ăn thực phẩm gây trào ngược axit dạ dày, đặc biệt là đồ ăn cay, chứa thành phần từ cà chua
- Bỏ thói quen hút thuốc lá

Một số vấn đề có thể gặp phải trong điều trị thoát vị thành bụng
Phẫu thuật thoát vị thành bụng được đánh giá cao về độ an toàn. Tuy nhiên, một số rủi ro vẫn có thể xay ra, chẳng hạn như: (2)
- Nhiễm trùng vết mổ
- Đau tại vùng phẫu thuật, có thể gây đau mạn tính, kéo dài sau phẫu thuật (phẫu thuật nội soi thường ít gây đau hơn so với phẫu thuật mổ mở)
- Thoát vị có thể tái phát sau phẫu thuật
Lưu ý khi điều trị thoát vị thành bụng
Trong quá trình chờ phẫu thuật, người bệnh bị thoát vị thành bụng nên áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm triệu chứng đau nhức: (3)
- Tránh nâng vật nặng, tập các bài tập nặng: Những hoạt động này có thể làm tăng áp lực ổ bụng và khiến tình trạng thoát vị trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh chỉ nên tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội. Điều quan trọng là phải lắng nghe cơ thể mình, ngưng tập nếu bài tập/ hoạt động đó gây khó chịu hay đau đớn.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân, béo phì sẽ khiến cơn đau do thoát vị thành bụng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên cố gắng duy trì mức cân nặng ổn định để tránh xảy ra biến chứng không mong muốn.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng thoát vị, đặc biệt là những người bị thoát vị gián đoạn. Cụ thể, người bệnh không nên ăn thực phẩm có tính axit cao, dễ gây ợ nóng, khó tiêu, táo bón, đồng thời nên chia khẩu phần ăn hàng ngày thành các bữa nhỏ để tiêu hoá dễ hơn, góp phần giúp giảm đau do thoát vị.
- Thuốc không kê đơn: trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần uống các loại thuốc không kê đơn như Tylenol, ibuprofen tạm thời để giảm đau, khó chịu.
- Thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm các vấn đề bất thường

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ chữa thoát vị thành bụng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ chữa thoát vị thành bụng, người bệnh nên tham khảo một số lời khuyên hữu ích sau đây:
1. Thoát vị thành bụng ăn gì?
Trong vài ngày đầu tiên sau phẫu thuật thoát vị thành bụng, người bệnh chỉ nên ăn những thực phẩm mềm để tránh gây căng thẳng cơ bụng hoặc cơ ruột, bao gồm:
- Sữa
- Sữa chua nguyên chất
- Rau củ xay nhuyễn
- Nước uống dinh dưỡng (không chứa thành phần socola)
- Thực phẩm nhiều chất xơ hoặc có hàm lượng nước cao, như: dưa hấu, táo, lê, chuối, bí, cà tím…
- Protein nạc: thịt bò, thịt lợn, cá, ức gà…
2. Thoát vị thành bụng kiêng ăn gì?
Trong quá trình điều trị thoát vị thành bụng, người bệnh nên tránh ăn các thực phẩm gây đầy hơi, táo bón và khó tiêu hoá như: phô mai, bít tết, cà chua, đồ ăn cay nóng…
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số thắc mắc và giải đáp liên quan đến thoát vị thành bụng, điều trị thoát vị thành bụng:
1. Thoát vị thành bụng có tự khỏi được không?
Thoát vị thành bụng không thể tự khỏi. Người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật để điều trị, hoặc trì hoãn phẫu thuật trong vài tháng, vài năm cho đến thời điểm thích hợp.
2. Thoát vị thành bụng có thể điều trị mà không cần phẫu thuật được không?
Như đã chia sẻ, thoát vị thành bụng nhỏ có thể không cần phẫu thuật hoặc phẫu thuật có trì hoãn cho đến thời điểm thích hợp.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (PlinkCare TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (PlinkCare Hà Nội) thuộc Hệ thống PlinkCare là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.
Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo với các tên tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên…
Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống PlinkCare, xin vui lòng liên hệ:
Trên đây là tổng quan các thông tin liên quan đến các phương pháp điều trị thoát vị thành bụng. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích liên quan đến vấn đề điều trị và chăm sóc sức khỏe.