
Cách điều trị sỏi mật hiệu quả – Bệnh có chữa tại nhà được không?
Nhận biết bệnh sỏi mật?
Sỏi mật là các viên sỏi được hình thành ở túi mật hoặc ống mật. Dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, sỏi có thể làm tắc mật, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân hình thành sỏi trong mật hiện vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có một vài yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ tạo sỏi mật gồm:
- Lối sống: Lối sống ít vận động, thừa cân, béo phì, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh (nhiều chất béo bão hòa, cholesterol nhưng ít chất xơ), giảm cân nhanh… đều làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi mật.
- Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi: Nữ giới, phụ nữ mang thai, nữ giới sinh nhiều lần, có tiền sử gia đình bị sỏi mật, người trên 60 tuổi.
- Những loại thuốc hạ cholesterol máu, thuốc có nồng độ estrogen cao cũng thể gây bệnh sỏi mật.
Nếu có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, biện pháp ngăn ngừa là nên thăm khám sức khỏe định kỳ, đi đến các cơ sở y tế uy tín để tầm soát sỏi mật, đồng thời cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt để làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật.
Hướng dẫn cách điều trị sỏi mật đúng khoa học
1. Chẩn đoán sỏi mật
Để chẩn đoán bệnh sỏi mật, đầu tiên, người bệnh sẽ được thăm khám sức khỏe. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tiến hành thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết khi nghi ngờ có sỏi mật. Các chẩn đoán cận lâm sàng bao gồm: (1)
- Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu giúp phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn đường mật và loại trừ các vấn đề khác.
- Siêu âm: Đây chính là phương tiện đầu tay giúp bác sĩ quan sát các hình ảnh bên trong cơ thể của bệnh nhân nhằm phát hiện sỏi mật.
- Chụp CT: Kết quả chụp CT giúp quan sát túi mật, hệ thống đường mật ở trong/ngoài gan để phát hiện sỏi.
- Chụp cộng hưởng từ mật tụy MRCP: Phương pháp chẩn đoán này dùng hình ảnh cộng hưởng từ để tạo thành hình ảnh của gan, túi mật, đường mật, tuyến tụy của bệnh nhân.
- Nội soi mật tụy ngược dòng: Nội soi tụy ngược dòng (ERCP) là phương pháp sử dụng một ống nội soi có gắn camera luồn qua miệng của người bệnh xuống đến đoạn đầu ruột non, vào ống mật chủ để phát hiện sỏi mật (nếu có). Hơn nữa, phương pháp chẩn đoán này còn cho phép bác sĩ lấy được sỏi bị kẹt ở đoạn cuối ống mật chủ.
2. Phương pháp điều trị sỏi mật
Các trường hợp mắc sỏi mật cần được có biện pháp can thiệp sớm gồm:
- Sỏi mật gây viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật
- Sỏi mật đã đi từ đường mật xuống ruột
Dựa theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Bệnh nhân sỏi mật có thể được chỉ định thực hiện những phương pháp gồm:
- Phẫu thuật cắt túi mật: Phương pháp điều trị này thường được chỉ định thực hiện cho các trường hợp sỏi túi mật đã xuất hiện triệu chứng hay biến chứng; sỏi túi mật không triệu chứng có nguy cơ (túi mật sứ, sỏi to, polyp túi mật…). Bác sĩ có thể tiến hành cắt túi mật bằng phẫu thuật nội soi hay mổ mở. Sau mổ, người bệnh vẫn cần được theo dõi để kiểm tra, phát hiện sớm nếu nghi ngờ còn sỏi tại những vị trí khác.
- Nội soi mật tụy ngược dòng: Một camera sợi quang linh hoạt hoặc ống nội soi sẽ được đưa vào miệng của bệnh nhân qua đường tiêu hóa, đến ống mật chủ. Như đã đề cập, phương pháp này còn giúp phẫu thuật viên lấy được sỏi kẹt ở đoạn cuối ống mật chủ.
- Phẫu thuật nội soi mở ống mật lấy sỏi +/- cắt túi mật (nếu kèm sỏi túi mật): Phương pháp điều trị này thường được chỉ định thực hiện cho các trường hợp có sỏi ống mật chủ to, đường mật dãn lớn, khi thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng thất bại. Tại Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa của PlinkCare còn kết hợp nội soi đường mật trong phẫu thuật để kiểm tra lấy sỏi, tán sỏi khi có chỉ định.
- Tán sỏi qua da: Đây là phương pháp dùng sóng xung kích siêu âm nhắm vào sỏi mật để tán vỡ sỏi. Khi sỏi mật được tán đủ nhỏ sẽ tự trôi qua đường mật, di chuyển an toàn vào ruột non. Phương pháp này không được áp dụng phổ biến, thường chỉ được thực hiện cho người bệnh có ít sỏi mật.
Có thể điều trị sỏi mật mà không cần phẫu thuật?
Nếu không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh thường không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, điều trị sẽ được chỉ định đối với các trường hợp có các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng như: (2)
- Xơ gan
- Tăng áp tĩnh mạch cửa, thường là biến chứng của bệnh gan do rượu
- Đái tháo đường chưa kiểm soát được đường huyết
- Suy tim nặng, suy hô hấp nặng do hen suyễn, COPD
- Đang sử dụng thuốc kháng đông máu
Điều trị cũng được khuyến nghị khi kết quả chẩn đoán cho thấy lượng canxi trong túi mật của người bệnh cao. Vì tình trạng này có thể dẫn tới ung thư túi mật trong tương lai.
Nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng đau bụng, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của cơn đau đến hoạt động hàng ngày. Nếu cơn đau chỉ ở mức nhẹ và không xuất hiện thường xuyên, bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc giảm đau để kiểm soát triệu chứng đau. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn thêm về chế độ ăn uống lành mạnh, giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Ăn uống gì giúp tan sỏi mật tại nhà?
1. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ
Ăn uống gì để tan sỏi mật? Trong thực đơn ăn uống hằng ngày, người bệnh sỏi mật nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ liên kết với dịch mật trong dạ dày, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm dạ dày. Ngoài ra, chất xơ cũng bám dính cholesterol, có thể hỗ trợ chữa sỏi mật tại nhà, phòng bệnh túi mật và tăng cường vận chuyển thức ăn qua ruột, qua đó giảm sản xuất axit mật thứ cấp. Trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau lá xanh, các loại hạt, cây họ đậu, các loại ngũ cốc…

2. Chất béo không bão hòa
Chất béo không bão hòa thường có nhiều trong các loại thực phẩm như quả bơ, quả hạch, các loại hạt, dầu ô-liu, dầu hướng dương, dầu hạt cải… Người bệnh sỏi mật nên chú ý bổ sung đủ lượng chất béo theo đúng khuyến cáo từ bác sĩ. Vì nếu bổ sung ít chất béo lành mạnh, dịch mật sẽ không được sản xuất đủ.
3. Thực phẩm chứa cholesterol
Mỗi ngày, người bệnh sỏi mật nên đảm bảo bổ sung dưới 300 mg cholesterol. Những loại thực phẩm chứa lượng cholesterol dưới 100 mg/ 100 g như thịt lợn nạc, thịt bò thăn, thịt gà, thịt vịt, cá trê, cá chép, cá nục cua bể, thịt gà, thịt chân giò, sườn heo…
4. Thịt nạc giàu protein
Người bệnh nên bổ sung vào thực đơn các loại thịt ít chất béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ… Một số thực phẩm chứa protein từ thực vật như đậu lăng, đậu nành, đậu phụ… cũng là những lựa chọn lý tưởng trong chế độ ăn uống của bệnh nhân sỏi mật.
5. Các loại trái cây giàu vitamin
Mỗi ngày, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và trái cây như rau lá xanh đậm, ớt, cà chua, quýt, cam… Bởi đây là nguồn thực phẩm chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, rất có lợi cho sức khỏe của túi mật.
6. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt có chứa lượng chất xơ không hòa tan, hỗ trợ làm giảm cholesterol lipoprotein (cholesterol LDL). Điều này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và quá trình phòng ngừa, đào thải sỏi mật ra ngoài cơ thể. Người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm như mì ống, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bột yến mạch, lúa mạch…
7. Sữa ít béo
Việc giảm hàm lượng chất béo bổ sung vào cơ thể cũng là biện pháp phòng ngừa và đào thải sỏi mật rất tốt. Mỗi ngày, người bệnh nên uống sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch… thay cho các loại sữa động vật nguyên chất.
8. Dầu ô-liu
Dầu ô-liu là thực phẩm chứa nhiều chất béo không bão hòa, hỗ trợ làm sạch túi mật hiệu quả. Kết hợp dầu ô-liu với những loại rau củ quả, trái cây tươi sẽ là lựa chọn lý tưởng cho thực đơn ăn uống mỗi ngày của người bệnh sỏi mật.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (PlinkCare TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (PlinkCare Hà Nội) thuộc Hệ thống PlinkCare là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.
Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống PlinkCare, xin vui lòng liên hệ:
Việc điều trị sỏi mật sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh. Sau khi thăm khám và có kết quả chẩn đoán, bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Vì thế, người bệnh khi được chẩn đoán mắc sỏi mật nên chủ động đi thăm khám sớm, để được tư vấn hướng điều trị khi cần, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng.