Image

3 phương pháp điều trị rung nhĩ hiệu quả hiện nay tại Tâm Anh

điều trị rung nhĩ

Rung nhĩ có chữa được không?

Rung nhĩ là tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), bắt đầu ở phần trên của tim (tâm nhĩ). Nếu bạn bị rung nhĩ, chu kỳ bình thường của các xung điện trong tim sẽ bị gián đoạn. Điều này dẫn đến tình trạng nhịp tim nhanh, hỗn loạn và máu di chuyển kém từ tâm nhĩ xuống các buồng dưới (tâm thất). Huyết áp cao, bệnh mạch vành và béo phì là những yếu tố nguy cơ của rung nhĩ. (1)

BS.CKI Hoàng Thị Bình, Bác sĩ Trung tâm Tim mạch, PlinkCare TP.HCM cho biết, y học hiện tại đã có những tiến bộ đáng kể trong điều trị rung nhĩ. Nhiều bệnh nhân nếu được thăm khám và điều trị sớm bởi bác sĩ chuyên khoa loạn nhịp tim có tiên lượng và tiềm năng chấm dứt rung nhĩ tốt. Tuân thủ đúng phác đồ chữa trị rung nhĩ mà bác sĩ đưa ra, bạn sẽ có một trái tim khỏe mạnh và cuộc sống năng động.

Nguyên tắc và mục tiêu trong điều trị rung nhĩ

Theo bác sĩ Đình Huy, việc điều trị rung nhĩ tùy thuộc vào thời gian bạn mắc bệnh, các triệu chứng bạn gặp phải cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Mục tiêu chính của quá trình điều trị chính là: (2)

Các phương pháp điều trị rung nhĩ

Nếu không được kiểm soát tốt, những triệu chứng rung nhĩ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ và suy tim. Do đó, người bệnh cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tại Hệ thống PlinkCare, Trung tâm Tim mạch được trang bị đầy đủ các loại máy móc hiện đại để phục vụ cho quá trình tiếp nhận và điều trị bệnh nhân rung nhĩ. Sau khi thăm khám, kiểm tra cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

1. Uống thuốc

Bạn có thể được kê đơn thuốc để kiểm soát nhịp tim nhanh, đồng thời đưa nhịp tim trở lại bình thường. Thuốc cũng được kê đơn nhằm ngăn ngừa cục máu đông, một biến chứng nguy hiểm của rung nhĩ. (3)

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị rung nhĩ là:

  • Thuốc chẹn beta: có tác dụng làm chậm nhịp tim khi nghỉ ngơi và trong lúc hoạt động.
  • Thuốc chặn canxi: giúp kiểm soát nhịp tim, song cần cẩn trọng đối với những trường hợp bị suy tim hoặc huyết áp thấp.
  • Digoxin: Thuốc này có thể kiểm soát nhịp tim nhưng chỉ trong lúc nghỉ ngơi. Muốn kiểm soát nhịp tim cả khi hoạt động, người bệnh cần các loại thuốc bổ sung hoặc thay thế, chẳng hạn như thuốc chẹn kênh canxi hoặc thuốc chẹn beta.
  • Thuốc chống loạn nhịp tim: Không chỉ kiểm soát nhịp tim, loại thuốc này còn được sử dụng để duy trì nhịp tim bình thường. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc chống loạn nhịp tim là có nhiều tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc kiểm soát nhịp tim. Do đó, thuốc này ít được sử dụng hơn.
  • Thuốc chống đông (thuốc làm loãng máu): Để giảm nguy cơ đột quỵ hoặc tổn thương các cơ quan khác do cục máu đông gây ra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm loãng máu cho bệnh nhân rung nhĩ. Chúng bao gồm các nhóm thuốc warfarin, apixaban, dabigatran, edoxaban và rivaroxaban. Nếu sử dụng warfarin, bạn sẽ cần làm xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi đáp ứng của thuốc, từ đó điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

2. Liệu pháp chuyển đổi nhịp tim

Nếu các triệu chứng rung nhĩ gây khó chịu, hoặc nếu đây là đợt rung tâm nhĩ đầu tiên, bác sĩ có thể thiết lập lại nhịp tim (nhịp xoang) bằng cách sử dụng một thủ thuật gọi là chuyển nhịp tim. Thủ thuật này được thực hiện theo hai cách:

  • Sốc điện: Phương pháp này giúp thiết lập lại nhịp tim bằng cách gửi các cú sốc điện đến tim thông qua miếng dán (điện cực) đặt trên ngực.
  • Thuốc chống loạn nhịp: Sử dụng thuốc tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống để thiết lập lại nhịp tim.

Liệu pháp chuyển đổi nhịp tim thường được thực hiện trong bệnh viện theo lịch trình, nhưng cũng có thể tiến hành trong các tình huống khẩn cấp. Nếu diễn ra theo lịch hẹn, người bệnh thường được bác sĩ kê đơn thuốc kháng đông ít nhất vài tuần trước khi thực hiện để giảm nguy cơ đông máu và đột quỵ.

>> Xem thêm: Điều trị kháng đông trong rung nhĩ: Ưu điểm, chỉ định và liều dùng

Sau khi chuyển nhịp bằng sốc điện, thuốc chống loạn nhịp tim có thể được kê đơn nhằm ngăn ngừa các đợt rung nhĩ trong tương lai. Lưu ý là ngay cả khi bệnh nhân dùng thuốc đúng chỉ dẫn, vẫn có khả năng xuất hiện một đợt rung nhĩ khác.

3. Tiến hành thủ thuật/phẫu thuật

Nếu triệu chứng rung nhĩ không thuyên giảm khi sử dụng thuốc hoặc các liệu pháp khác, bác sĩ sẽ đề nghị một thủ thuật gọi là triệt đốt rung nhĩ.

Bác sĩ Huy cho biết, có nhiều cách để triệt tiêu rung nhĩ. Việc áp dụng phương pháp nào để điều trị rung nhĩ phụ thuộc vào triệu chứng bệnh, sức khỏe tổng thể của bạn và liệu bạn có đang thực hiện một cuộc phẫu thuật tim khác hay không.

Một số kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ được sử dụng là: (4)

  • Cắt đốt bằng ống thông: Trong thủ thuật này, các bác sĩ phá hủy một số mô tim tạo ra nhịp điệu bất thường của rung nhĩ. Họ đặt một ống thông nhỏ qua một mạch máu và đến tim. Nó tạo ra những vết sẹo nhỏ bằng cách sử dụng năng lượng từ tia laser, sóng vô tuyến hoặc cực lạnh. Nếu quá trình cắt bỏ hoạt động tốt, nó có thể sửa chữa các tín hiệu điện bị đánh lạc hướng gây ra những triệu chứng rung nhĩ. Phương pháp này thường được áp dụng cho các bệnh nhân trẻ tuổi hoặc những người bị rung nhĩ tái phát, giúp các triệu chứng bệnh biến mất trong một thời gian dài. PlinkCare áp dụng kỹ thuật triệt phá rung nhĩ và các dạng rối loạn nhịp tim bằng sóng cao tần với sự hỗ trợ của hệ thống lập bản đồ điện học 3D và ống thông (catheter) 64 điện cực. Hệ thống có thể dựng hình ảnh 3D của tâm nhĩ hoặc tâm thất, tái lập bản đồ điện học, giải phẫu cấu trúc buồng tim, giúp bác sĩ triệt đốt chính xác vùng rung nhĩ, rút ngắn thời gian can thiệp so với kỹ thuật thông thường. Kỹ thuật này giúp giải quyết triệt để các bất thường rối loạn nhịp phức tạp, cho hiệu quả trên 90%.
  • Thủ thuật mê cung: Bác sĩ sử dụng nhiệt, năng lượng lạnh hoặc dao mổ để tạo ra một mô hình mô sẹo (mê cung) trong các buồng trên của tim, chặn các tín hiệu bất thường gây ra rung nhĩ.

Nếu dùng dao mổ để tạo mô hình mê cung thì cần phải phẫu thuật tim hở. Đây được gọi là thủ tục mê cung phẫu thuật.

can thiệp chữa trị rung nhĩ
Một ca can thiệp điều trị rung nhĩ do các bác sĩ PlinkCare TP.HCM thực hiện

Rung nhĩ có thể tái phát trở lại sau điều trị. Bệnh nhân có thể sẽ cần làm thủ thuật lần thứ 2 để triệt tiêu hoàn toàn rung nhĩ. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công tăng cao tỷ lệ nghịch với thời gian bị rung nhĩ. Do đó, bệnh nhân cần được thăm khám sớm và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa loạn nhịp ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của rung nhĩ. Nếu điều này xảy ra, một phương pháp cắt đốt tim khác hoặc phương pháp điều trị rung nhĩ khác sẽ được bác sĩ tiến hành. Sau khi cắt đốt tim, người bệnh cần dùng thuốc chống đông suốt đời để ngăn ngừa đột quỵ.

Trường hợp bệnh nhân không thể dùng thuốc chống đông, bác sĩ sẽ cân nhắc thủ thuật đặt ống thông để bít một túi nhỏ trong buồng tim phía trên bên trái, nơi hình thành hầu hết các cục máu đông liên quan đến rung nhĩ. Thủ thuật này gọi là đóng tiểu nhĩ trái. Thiết bị đóng tiểu nhĩ trái được đặt thông qua ống thông, thủ thuật thường nhẹ nhàng và ít xâm lấn. Đây cũng là lựa chọn tốt cho các bệnh nhân rung nhĩ cần mổ tim. Phẫu thuật đóng phần phụ nhĩ trái là lựa chọn phù hợp cho những người từng phẫu thuật tim.

Một số lưu ý khi điều trị rung nhĩ

Song song với việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn cần biết cách chăm sóc sức khỏe trái tim để sống vui khỏe với bệnh rung nhĩ. Duy trì những thói quen lành mạnh không chỉ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng do rung nhĩ. Hãy chắc chắn rằng bạn:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Thiết lập thực đơn ăn uống có lợi cho tim mạch
  • Không dùng quá nhiều rượu, caffein và các chất kích thích khác
  • Không hút thuốc lá
  • Ngủ đủ giấc
  • Giữ cân nặng hợp lý

Xem thêm: Bị rung nhĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

thể dục phòng ngừa rung nhĩ
Tập thể dục đều đặn để phòng ngừa cơn rung nhĩ cũng như các bệnh lý tim mạch khác

Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể dẫn đến các triệu chứng rung nhĩ. Do đó, bạn cần kiểm soát các tình trạng y tế khác, bao gồm:

Người lớn tuổi, người có bệnh nền tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh van tim, bệnh nhân đột quỵ… có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa loạn nhịp tim để được tư vấn và lên kế hoạch tầm soát, từ đó phát hiện sớm và điều trị rung nhĩ triệt để.

Là địa chỉ uy tín trong tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân bị rung nhĩ cũng như những bệnh lý tim mạch khác (bệnh mạch vành, bệnh van tim, tăng huyết áp, suy tim…), Trung tâm Tim mạch PlinkCare quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến.

Tại đây thực hiện các kỹ thuật hiện đại trong điều trị bệnh lý loạn nhịp như: triệt phá nhịp nhanh kịch phát trên thất, triệt phá rung nhĩ, cuồng nhĩ, triệt phá loạn nhịp phức tạp/kháng trị trên bệnh tim bẩm sinh hoặc sau phẫu thuật tim, triệt phá loạn nhịp thất: ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, cấy/đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn điều trị nhịp chậm/nghẽn dẫn truyền nhịp trong tim nặng, cấy/đặt máy phá rung tim điều trị và/hoặc phòng ngừa đột tử do loạn nhịp thất nặng, cấy/đặt máy tái đồng bộ cơ tim trong điều trị suy tim…

Phác đồ điều trị được xây dựng cá thể hóa cho từng bệnh nhân, đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật hiện đại điều trị rung nhĩ và kiểm soát bệnh hiệu quả, đem lại cho bệnh nhân một cuộc sống tốt và trái tim khỏe mạnh. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cần tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send