
Điều trị Mycoplasma trong bao lâu? Yếu tố ảnh hưởng thời gian trị
Điều trị Mycoplasma trong bao lâu?
Việc điều trị Mycoplasma trong bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nhiễm khuẩn, loại vi khuẩn Mycoplasma, mức độ đáp ứng với kháng sinh, hệ miễn dịch của người bệnh, tình trạng kháng kháng sinh… Thời gian điều trị tình trạng nhiễm trùng Mycoplasma thường là khoảng 7 – 10 ngày nhưng đôi khi cần áp dụng liệu trình dài hơn khoảng 14 – 21 ngày, do loài Mycoplasma phát triển chậm và cư trú trong tế bào.
Để giải đáp cụ thể hơn cho thắc mắc điều trị Mycoplasma trong bao lâu, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin về thời gian điều trị dự kiến khi bác sĩ áp dụng phác đồ chữa trị Mycoplasma, đơn cử là vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae và Mycoplasma genitalium. Lưu ý các thông tin sau chỉ mang tính tham khảo, bác sĩ sẽ quyết định và điều chỉnh phác đồ cũng như thời gian áp dụng phác đồ để phù hợp với từng trường hợp người bệnh cụ thể, mang đến lợi ích tối ưu. (1)
1. Mycoplasma pneumoniae
Đối với việc điều trị các vấn đề do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra (cụ thể hơn là điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae), phác đồ chữa trị và thời gian chữa trị có thể được bác sĩ chỉ định áp dụng như sau (mang tính tham khảo):
- Dùng thuốc Azithromycin liều 10mg/kg/ngày, uống 1 lần/ngày, áp dụng trong 3 – 5 ngày.
- Dùng thuốc Clarithromycin liều 7,5 – 10mg/kg/ngày, uống 2 lần/ngày, áp dụng 7 – 14 ngày.
- Dùng thuốc Moxifloxacin 400mg x 1 lọ/ngày bằng đường tiêm tĩnh mạch, áp dụng 1 – 2 tuần.
- Dùng thuốc Levofloxacin 750mg/ngày bằng đường tiêm tĩnh mạch, áp dụng 1 – 2 tuần.
- Dùng thuốc Doxycycline 200mg bằng đường tiêm tĩnh mạch mỗi 12 tiếng (áp dụng trong 3 ngày); tiếp đó tiêm 100mg đường tĩnh mạch mỗi 12 tiếng (áp dụng trong 4 – 11 ngày).
2. Mycoplasma genitalium
Đối với việc điều trị vấn đề do vi khuẩn Mycoplasma genitalium, phác đồ chữa trị và thời gian chữa trị có thể được bác sĩ áp dụng như sau (mang tính tham khảo):
- Với phác đồ điều trị Mycoplasma genitalium có kháng sinh đồ:
- Nếu người bệnh nhạy cảm với macrolid, bác sĩ có thể chỉ định uống thuốc Doxycycline 100mg 2 lần/ngày, áp dụng liên tiến 7 ngày. Sau đó, người bệnh có thể được chỉ định uống Azithromycin 1gam ở liều đầu tiên; ba ngày tiếp đó uống Azithromycin 500mg (tổng liều là 2,5gam Azithromycin).
- Nếu người bệnh đề kháng với macrolid, bác sĩ có thể chỉ định uống Doxycycline 100mg 2 lần/ngày, dùng liên tiếp trong vòng 7 ngày. Tiếp đó, người bệnh có thể được chỉ định uống Moxifloxacin 4,000mg 1 lần/ngày, áp dụng trong 7 ngày.
- Với phác đồ điều trị Mycoplasma genitalium không có kháng sinh đồ: Nếu người bệnh được chẩn đoán nhiễm Mycoplasma genitalium qua xét nghiệm NAAT, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng Doxycycline 100mg qua đường uống (2 lần/ngày) và áp dụng liên tục trong 7 ngày. Tiếp đó, người bệnh được chỉ định uống Moxifloxacin 400mg 1 lần/ngày, dùng trong 7 ngày.

Các bệnh do Mycoplasma có tự khỏi được không?
Chúng ta đã biết điều trị Mycoplasma trong bao lâu, vậy các bệnh do Mycoplasma có tự khỏi được không? Chứng viêm phổi do Mycoplasma thường khởi phát thông qua các triệu chứng ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi (trong một số trường hợp) mà không cần tiến hành điều trị. Tuy nhiên ở những người mắc bệnh có diễn tiến nặng hơn thì cần được đi khám và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ. Các căn bệnh ở cơ quan sinh dục gây ra bởi Mycoplasma cũng cần được bác sĩ chẩn đoán, điều trị.
Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị Mycoplasma
Bên cạnh việc tìm hiểu điều trị Mycoplasma trong bao lâu, người dân cần biết yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian điều trị Mycoplasma. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian chữa trị Mycoplasma, gồm:
- Mức độ nhiễm khuẩn: Nếu bị nhiễm khuẩn ở mức độ nặng, diễn tiến nhanh, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng thì thời gian để điều trị, phục hồi cũng kéo dài hơn. Người bệnh cũng có thể cần được chữa trị lâu hơn khi tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
- Loại vi khuẩn Mycoplasma: Mỗi loại vi khuẩn Mycoplasma sẽ có một số tính chất khác biệt, điều này yêu cầu phác đồ chữa trị phải có sự tương thích nhất định để giúp loại bỏ vi khuẩn một cách hiệu quả. Tùy vào loại vi khuẩn Mycoplasma mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh áp dụng phác đồ chữa trị tối ưu với thời gian điều trị phù hợp.
- Mức độ đáp ứng với kháng sinh: Mycoplasma có thể không đáp ứng với một số loại kháng sinh phổ biến, lúc này kháng sinh không mang đến tác dụng giúp tiêu diệt Mycoplasma. Bác sĩ sẽ phải cân nhắc sử dụng loại kháng sinh phù hợp và theo dõi hiệu quả. Mycoplasma đáp ứng sớm với thuốc kháng sinh thì thời gian chữa trị cũng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn. Ngược lại, nếu Mycoplasma không đáp ứng tốt với một loại thuốc kháng sinh nào đó, bác sĩ phải cân nhắc sử dụng loại thuốc kháng sinh khác, khiến quá trình chữa trị kéo dài hơn.
- Hệ miễn dịch của người bệnh: Người bệnh có thể trạng tốt, hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn khi điều trị, thậm chí có thể tự khỏi mà không cần chữa trị trong một số trường hợp (chẳng hạn như bị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae mức độ nhẹ). Ngược lại, với người bệnh lớn tuổi, mắc bệnh nền, trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn và quá trình hồi phục cũng diễn ra chậm hơn, tiềm ẩn nguy cơ diễn tiến nặng cao hơn.
- Tình trạng kháng kháng sinh:
- Từ năm 2000, tình trạng kháng macrolid ở Mycoplasma pneumoniae đã gia tăng ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Mặc dù không có triệu chứng đặc biệt nào để phân biệt, nhưng nhiễm trùng do các chủng kháng này thường dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài và kết quả chụp X-quang ngực kém hơn so với các trường hợp nhạy cảm với macrolid. Đặc biệt, kháng macrolid có thể phát triển ở những người bệnh đang được điều trị bằng các kháng sinh này.
- Các bác sĩ lâm sàng có thể theo dõi kết quả điều trị của người bệnh và xem xét các tác nhân kháng khuẩn thay thế như doxycycline, minocycline hoặc fluoroquinolone nếu liệu pháp kháng sinh ban đầu bằng macrolid không hiệu quả.

Cách giảm thời gian điều trị Mycoplasma
Ngoài câu hỏi điều trị Mycoplasma trong bao lâu, nhiều người cũng thắc mắc chưa biết nên làm cách nào để góp phần rút ngắn thời gian điều trị các bệnh do Mycoplasma. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp để góp phần cải thiện triệu chứng, nâng cao sức khỏe, hỗ trợ rút ngắn thời gian chữa trị, ví dụ như: ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống đầy đủ dưỡng chất (bổ sung vitamin, khoáng chất), vệ sinh tốt, thường xuyên vận động thể chất, không hút thuốc lá, hạn chế dùng rượu bia…
Mặt khác, để quá trình chữa trị Mycoplasma diễn ra thuận lợi, hiệu quả, nhanh chóng hơn, người bệnh nên thăm khám và tuân thủ điều trị tại cơ sở y tế uy tín, đơn cử như tại Hệ thống PlinkCare. Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, đã khám và chữa trị hiệu quả các bệnh do Mycoplasma cho hàng nghìn người bệnh.
Bệnh viện Tâm Anh còn ứng dụng nhiều máy móc tân tiến, phục vụ tối đa cho quá trình chẩn đoán, điều trị, chẳng hạn như: máy xét nghiệm hiện đại, máy chụp X-quang, chụp CT 768 hay 1975 lát cắt thế hệ mới, máy đo chức năng hô hấp…
Hệ thống PlinkCare áp dụng quy trình khám chữa bệnh khoa học, chuyên nghiệp, với các tiện ích y tế chất lượng, có chi phí phải chăng, áp dụng đầy đủ các chính sách bảo hiểm. Người bệnh cũng có thể đăng ký khám VIP để nhận được các tiện ích đẳng cấp.

Các câu hỏi thường gặp
Nếu đã biết điều trị Mycoplasma trong bao lâu, người bệnh có thể tìm hiểu thêm về một số vấn đề có liên quan đến việc chữa trị bệnh do Mycoplasma, gồm:
1. Vì sao thời gian điều trị Mycoplasma lại khác nhau?
Như đã đề cập, điều trị Mycoplasma trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại vi khuẩn Mycoplasma, mức độ nhiễm khuẩn, hệ miễn dịch của người bệnh, mức độ đáp ứng với kháng sinh, tình trạng kháng kháng sinh… Thế nên thời gian điều trị Mycoplasma ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau và tùy từng trường hợp cụ thể.
2. Nếu ngừng thuốc sớm thì có ảnh hưởng đến thời gian điều trị không?
Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo phác đồ chữa trị do bác sĩ chỉ định, đặc biệt là những loại thuốc kháng sinh. Ngay cả khi cảm thấy khỏe hơn, triệu chứng được cải thiện thì vẫn cần uống đến khi hết thuốc. Việc tự ý ngưng dùng thuốc sớm có thể khiến bệnh chuyển nặng trở lại, dễ tái phát, qua đó làm thời gian điều trị kéo dài hơn.
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ:
Tóm lại, điều trị Mycoplasma trong bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để quá trình chữa trị Mycoplasma diễn ra hiệu quả, an toàn, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định. Người bệnh cũng nên khám chữa trị các bệnh do Mycoplasma ở các bệnh viện uy tín.