
Điều trị hồng ban nút dứt điểm bằng cách nào? Giải pháp nào tốt?
Tìm hiểu thêm về bệnh hồng ban nút
Hồng ban nút là một dạng phản ứng quá mẫn muộn, đặc trưng bởi các nốt đỏ hoặc hơi tím dưới da, ấn đau. Hồng ban nút thường xuất hiện ở mặt trước của cẳng chân, đôi khi ở các vùng khác trên cơ thể. Hồng ban nút gây ra bởi một số nguyên nhân như nhiễm trùng, thuốc, mang thai, tổn thương ác tính, hoặc các bệnh lý viêm hệ thống chẳng hạn như sarcoidosis hay viêm ruột. Phương pháp điều trị dựa trên nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. (1)
1. Các triệu chứng
Triệu chứng thường gặp của hồng ban nút là các nốt sưng viêm màu đỏ hoặc tím, thường có kích thước từ 1 – 6 cm, xuất hiện ở mặt trước cẳng chân và phân bố đối xứng hai bên. Đôi khi bệnh có thể xảy ra ở đùi hoặc tay, nhưng hiếm gặp hơn. Tính chất chung của hồng ban nút này bao gồm: (2)
- Ấn đau tại vùng da đỏ
- Sờ được các nốt nằm dưới da
- Vùng da hồng ban mềm
Ngoài ra, người bệnh đôi khi sẽ có một số triệu chứng toàn thân kèm theo, phần lớn là do ảnh hưởng từ tình trạng viêm hệ thống trong cơ thể. Những triệu chứng này có thể là:
- Sốt nhẹ
- Mệt mỏi, đau nhức cơ
- Đau khớp
- Chán ăn, sụt cân
- Triệu chứng của nhiễm liên cầu khuẩn hoặc viêm ruột
2. Nguyên nhân mắc bệnh
Hồng ban nút thường do bệnh lý (55%), bệnh được cho là chủ yếu liên quan đến phản ứng miễn dịch, một số nguyên nhân thường gặp bao gồm
- Do nhiễm trùng: nhiễm liên cầu khuẩn, lao nguyên phát, viêm gan siêu vi hoặc các bệnh do vi khuẩn/ký sinh trùng: Yersinia, Chlamydia hoặc amip.
- Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc này có liên quan đến nguy cơ gây hồng ban nút, bao gồm: thuốc tránh thai hoặc thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng sinh,…
- Các bệnh nguyên phát: Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn và các bệnh lý tạo u hạt.. Với nguyên nhân này, bệnh nhân phải điều trị bệnh nguyên phát để loại bỏ hoàn toàn hồng ban nút
Có trị dứt điểm hồng ban nút được không?
Kết quả điều trị hồng ban nút phụ thuộc nhiều vào các yếu tố:
- Nguyên nhân gây ra bệnh
- Mức độ tổn thương các cơ quan của bệnh
- Các bệnh lý nền kèm theo
Sau khi thăm khám và chẩn đoán đầy đủ, bác sĩ sẽ thông tin cho người bệnh về phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng dựa trên các đặc điểm riêng.
Điều trị hồng ban nút dứt điểm bằng cách nào?
1. Điều trị hỗ trợ
Những phương pháp điều trị hỗ trợ mà người bệnh cần làm trong thời gian thực hiện điều trị hồng ban nút theo phác đồ chính bao gồm:
- Hạn chế vận động mạnh, nghỉ ngơi nhiều hơn
- Nâng cao chân khi nằm
- Chườm lạnh
- Không tạo áp lực, đè vật nặng lên chân hoặc vùng khớp có hồng ban nút
2. Điều trị các triệu chứng của bệnh
Hồng ban nút chủ yếu được điều trị bằng thuốc, mục tiêu là làm giảm các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kháng viêm, giảm sưng và đau. Tùy thuộc vào mức độ đau và mức độ vận động hiện tại, bác sĩ có thể chọn loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường dùng để chữa trị hồng ban nút bao gồm:
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, indomethacin thường được dùng.
- Corticosteroid đường uống. Dùng trong điều trị ngắn hạn khi bệnh nhân hồng ban nút nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với NSAIDs
Hồng ban nút có thể tự khỏi nhưng nguy cơ tái phát lại rất cao nếu nguyên nhân gây bệnh chưa được loại bỏ. Tầm soát các bệnh lý tiềm ẩn (bệnh lao, liên cầu khuẩn) là điều cần thiết để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Trong giai đoạn điều trị hồng ban nút, bác sĩ thường kê một số loại thuốc giảm đau phù hợp. Bao gồm:
- Thuốc kháng viêm không steroid
- Corticosteroid liều cao ngắn ngày
- Colchicine có thể được sử dụng trong hồng ban nút do bệnh Behcet
Những lưu ý khi điều trị bệnh hồng ban nút
Sau khi bắt đầu điều trị hồng ban nút, các triệu chứng sưng đau sẽ bắt đầu được cải thiện. Tuy nhiên, những dấu hiệu có thể quan sát bằng mắt thường, chẳng hạn như nốt sần trên da vẫn có thể tồn tại trong vòng vài tuần đến vài tháng. Trong quá trình này, da có thể đổi màu từ đỏ, tím sang nâu trước khi chuyển trở lại màu da tự nhiên. Phản ứng này là hoàn toàn bình thường, người bệnh không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần thăm khám định kỳ để theo dõi bệnh, các triệu chứng vẫn có thể tái phát trong tương lai.
Sau khi về nhà, người bệnh vẫn có thể sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) không kê đơn theo chỉ dẫn của bác sĩ, kê cao vùng cơ thể bị tổn thương trên cơ thể để giảm sưng, chẳng hạn như kê chân lên gối khi nằm xuống. Nếu sau một thời gian điều trị, triệu chứng không cải thiện, thậm chí diễn tiến nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác.
Một số câu hỏi liên quan đến chữa hồng ban nút
Dưới đây là phần giải đáp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến quá trình điều trị hồng ban nút, cùng tham khảo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý này:
1. Điều trị hồng ban nút trong bao lâu?
Các triệu chứng sưng đau do hồng ban nút thường cải thiện ngay sau khi can thiệp điều trị. Tuy nhiên, các nốt sần trên da vẫn có thể tồn tại trong vòng từ vài tuần đến vài tháng. Dấu hiệu này là hoàn toàn bình thường.
2. Bệnh hồng ban nút uống thuốc gì?
Các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng trong điều trị hồng ban nút bao gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm sưng đau
- Thuốc chống viêm (corticosteroid) giúp giảm sưng
- Dung dịch kali iodide có tác dụng giảm viêm
- Thuốc giảm đau
3. Bị hồng ban nút có tự khỏi không?
Hồng ban nút có thể tự khỏi. Tuy nhiên, các trường hợp nặng có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng khác, cần can thiệp điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.
4. Mắc hồng ban nút nên kiêng ăn gì?
Chế độ ăn cho người bị hồng ban nút vẫn chưa có khuyến cao cụ thể. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyên người bệnh nên lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh, ăn uống khoa học, cân bằng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng.
5. Điều trị hồng ban nút ở đâu uy tín?
Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp của Hệ thống PlinkCare là địa chỉ uy tín về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, bao gồm cả hồng ban nút. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu, được đào tạo chuyên sâu, bài bản về các phương pháp chẩn đoán, thăm khám bệnh cơ xương khớp. Điều này đảm bảo toàn bộ quá trình khám bệnh diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, có kết quả chính xác, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh đó, bệnh viện còn trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến bậc nhất, phải kể đến như: máy X quang treo trần kỹ thuật số, cá máy siêu âm cao cấp, máy chụp CT 1975 lát cắt, Hệ thống chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive (Siemens – Đức), máy cộng hưởng từ MRI 3 Tesla, hệ thống xét nghiệm tích hợp cobas pro…, giúp hỗ trợ cho kết quả chẩn đoán và can thiệp chuẩn xác.
Mục tiêu điều trị hồng ban nút là làm giảm các triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Mặc dù không nguy hại đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Nếu bệnh không biến mất sau sáu tuần, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn.