Image

6 phương pháp điều trị co thắt thực quản hiệu quả cao hiện nay

Nhận biết dấu hiệu co thắt thực quản

Co thắt thực quản (esophageal spasms) là tình trạng rối loạn nhu động ở thực quản. Những cơn co thắt bất thường này khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến dinh dưỡng và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Nhận biết các dấu hiệu dưới đây giúp người bệnh điều trị co thắt thực quản kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm:

  • Khó nuốt: Người bệnh cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc uống nước, cảm giác có thứ gì đó chặn ngang thực quản, gây ứ nghẹn hoặc thậm chí là có cảm giác thức ăn bị trào ngược.
  • Đau ngực: Cảm giác đau hoặc khó chịu vùng ngực, phía sau xương ức bị ép chặt, cơn đau có thể lan ra vùng cánh tay, cổ hoặc lưng. Đặc biệt, khi nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, cảm giác đau tức ngực sẽ biểu hiện rõ ràng hơn.
  • Ợ nóng: Thường xuyên ợ nóng, cảm giác nóng rát vùng ngực, họng, xương ức… là những dấu hiệu cho thấy người bệnh đang bị trào ngược acid dạ dày, gây kích thích vùng thực quản.
  • Ợ trớ: Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp của co thắt thực quản do thức ăn bị trào ngược nhưng không gây cảm giác buồn nôn cho người bệnh.
  • Sụt cân, suy dinh dưỡng: Triệu chứng khó nuốt và trào ngược khiến người bệnh chán ăn, ăn không ngon, từ đó dẫn tới sụt cân bất thường hoặc thậm chí là thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu.

Ngoài ra, co thắt thực quản có thể khiến người bệnh bị buồn nôn, nôn, khó thở, hụt hơi hoặc một số triệu chứng khác. Để đảm bảo an toàn, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng thực quản, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và xây dựng phác đồ trị co thắt thực quản phù hợp. (1)

dấu hiệu bệnh co thắt thực quản
Co thắt thực quản có thể khiến người bệnh bị sụt cân trầm trọng

Phương pháp điều trị co thắt thực quản phổ biến hiện nay

Trước tiên bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng như đo áp lực thực quản, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh… Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như: (2)

1. Điều trị bằng thuốc

Tương tự hầu hết các bệnh lý, điều trị nội khoa luôn là ưu tiên hàng đầu nếu tình trạng bệnh không quá nặng. Dựa vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ kê một số đơn thuốc gồm:

  • Nhóm thuốc nitrat như isosorbide dinitrate, isoditrate ER…
  • Thuốc chẹn kênh canxi như nifedipine, diltiazem…
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như tofranil, tofranil PM…
  • Thuốc ức chế bơm proton như rabeprazole, omeprazole…
  • Thuốc kháng histamin H2 như cimetidine, ranitidine, famotidine, nizatidine…
  • Thuốc kháng acid
  • Thuốc điều hòa nhu động như domperidone, metoclopramide…

2. Tiêm botox

Tiêm botox là giải pháp làm tê liệt tạm thời các cơ ở thực quản, giúp ngừng hoặc hạn chế sự co thắt. Thông thường, hiệu quả của liệu pháp này sẽ kéo dài khoảng 6 tháng. Sau 6 tháng, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh lý và xác định tiếp tục liệu pháp điều trị này hay chuyển sang phương pháp điều trị co thắt thực quản khác tối ưu hơn.

3. Nong thực quản bằng bóng nong

Phương pháp này được thực hiện bằng cách thông qua nội soi tiêu hóa kết hợp bóng nong sử dụng áp suất không khí để hỗ trợ làm giãn nở các sợi cơ vòng thực quản dưới. Đây là phương pháp yêu cầu độ chính xác cao, cần thực hiện đúng quy chuẩn để đảm hiệu hiệu quả và an toàn cho người bệnh.

4. Phẫu thuật nội soi cắt cơ qua đường miệng

Phẫu thuật nội soi cắt cơ qua đường miệng (Per-oral endoscopic myotomy – POEM) là một trong những phương pháp thường dùng cho người bị co thắt tâm vị. Nội soi cắt cơ qua đường miệng là phương pháp xâm lấn tối thiểu, ít đau, tránh tổn thương cơ quan lân cận. POEM được thực hiện bằng cách sử dụng ống nội soi mềm hẹp có gắn camera đưa qua miệng để cắt các cơ ở thực quản. Phương pháp này cho phép nới lỏng các cơ, tránh tình trạng co thắt quá mức.

5. Phẫu thuật cắt bỏ thực quản

Trường hợp bệnh nghiêm trọng và diễn tiến phức tạp, những phương pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị cao, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản. Sau khi cắt bỏ thực quản, các bộ phận khác như dạ dày, ruột non hoặc ruột kết được sử dụng để khôi phục tính liên tục của đường tiêu hóa cho người bệnh.

chữa trị co thắt thực quản
Phẫu thuật điều trị co thắt thực quản được chỉ định khi các phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả điều trị cao

6. Điều trị co thắt thực quản tại nhà

Bên cạnh những phương pháp trên, người bệnh cũng cần lưu ý các cách khắc phục tình trạng co thắt thực quản tại nhà dưới dây để tránh làm bệnh trầm trọng hơn:

  • Tránh các yếu tố có thể gây kích thích thực quản như nước ngọt có ga, đồ chiên rán, thức ăn cay…
  • Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và có các khoảng nghỉ ngắn trong ngày.
  • Ngậm kẹo bạc hà hoặc sử dụng tinh dầu bạc hà để thư giãn, hạn chế căng thẳng.
  • Tham vấn bác sĩ để được hướng dẫn thêm.

Lưu ý khi chữa co thắt thực quản

Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau khi điều trị co thắt thực quản:

  • Thăm khám sớm ngay khi có các dấu hiệu bất thường liên quan đến co thắt thực quản. Khi thăm khám cần thông báo với bác sĩ các thông tin gồm: tiền sử bệnh lý, triệu chứng đang gặp phải, các thuốc đang dùng, thói quen ăn uống, sinh hoạt…
  • Tuân thủ kế hoạch điều trị co thắt thực quản, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Chủ động theo dõi sức khỏe và thông báo với bác sĩ nếu xuất hiện các vấn đề bất thường trong và sau quá trình điều trị.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra, theo dõi tình trạng bệnh lý theo các mốc thời gian phù hợp.

Thắc mắc thường gặp

Dưới đây là những vấn đề người bệnh thường thắc mắc liên quan đến điều trị co thắt thực quản mà bạn có thể tham khảo:

1. Dinh dưỡng cho người bị co thắt thực quản

Người bị co thắt thực quản cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh lý như khó nuốt, ợ hơi, ợ trớ… Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị co thắt thực quản:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất thiết yếu.
  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần ngay cả khi không cảm thấy khát.
  • Hạn chế hoặc kiêng các thực phẩm có khả năng làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh lý như đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều acid hoặc caffeine, đồ ăn chế biến sẵn và rượu bia.
  • Ưu tiên thực phẩm tươi sống, chế biến đơn giản, dễ nuốt như luộc, hấp, xào, hầm, nấu cháo…
  • Hình thành thói quen chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm và nhai kỹ để giảm áp lực cho thực quản.

2. Có thể gặp phải những tác dụng phụ nào khi điều trị co thắt thực quản?

Tùy vào phương pháp điều trị cũng như thể trạng mà người bệnh có thể gặp một số phản ứng phụ sau:

  • Điều trị bằng thuốc: Có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, tiêu chảy, đau bụng, suy nhược, đầy hơi, nổi mẩn, khô miệng…
  • Tiêm botox: Có thể tái phát bệnh lý sau điều trị, thông thường hiệu quả chỉ kéo dài 6 tháng và người bệnh phải tái điều trị sau khi thuốc hết tác dụng.
  • Giãn nở cơ: Dù hiếm nhưng vẫn có một số trường hợp gặp biến chứng thủng thực quản khi thực hiện phương pháp này.
  • Phẫu thuật cắt thực quản: Nếu không được xử lý tốt trước, trong và sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp các vấn đề như chảy máu, nhiễm trùng, rò miệng nối, chấn thương cơ quan lân cận, đổi giọng, viêm phổi…
  • Ngoài ra, các phương pháp có sử dụng thuốc gây tê hoặc gây mê có thể dẫn đến một số phản ứng dị ứng và cảm giác khó chịu cho người bệnh sau khi thực hiện.

Để hạn chế nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên ưu tiên chọn những cơ sở y tế lớn, đảm bảo về mặt nhân sự và trang thiết bị nhằm tối ưu hóa kết quả chẩn đoán và kế hoạch điều trị.

chữa co thắt thực quản
Đau đầu là phản ứng phụ của một số loại thuốc chữa trị co thắt thực quản

3. Cần điều trị co thắt thực quản và theo dõi trong bao lâu?

Thời gian điều trị và theo dõi sau điều trị co thắt thực quản ở mỗi người là khác nhau tùy vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng và diễn tiến của bệnh lý, phương pháp điều trị, khả năng tiếp nhận của người bệnh, tốc độ hồi phục sau điều trị… Để biết chính xác thời gian điều trị và theo dõi sau điều trị, người bệnh cần thăm khám trực tiếp để được kiểm tra và tư vấn các thông tin liên quan.

Để được tư vấn, hướng dẫn điều trị tình trạng co thắt thực quản an toàn, hiệu quả, bạn có thể đặt lịch trực tiếp với Hệ thống PlinkCare và Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 qua thông tin sau:

Trên đây là 6 phương pháp điều trị co thắt thực quản cũng như các thông tin liên quan. Co thắt thực quản nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần chủ động tới các bệnh viện lớn để được kiểm tra và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send