Image

6 di chứng sau chấn thương sọ não thường gặp và cách cải thiện

Chấn thương sọ não luôn để lại ít hay nhiều di chứng. Tùy theo mức độ thương tổn mà tình trạng di chứng được xem là nhẹ hay nặng và có nhiều trường hợp tổn thương để lại di chứng vĩnh viễn. Vậy, đâu là những di chứng sau chấn thương sọ não thường gặp? Cách cải thiện các di chứng chấn thương sọ não hay biến chứng chấn thương sọ não như thế nào?

Vì sao chấn thương sọ não dễ để lại di chứng, biến chứng nghiêm trọng?

Não là bộ phận quan trọng bậc nhất trong cơ thể với hơn 86 tỷ tế bào thần kinh, kiểm soát hầu hết các hoạt động của cơ thể gồm: xử lý, tích hợp và điều phối thông tin từ các cơ quan. Dựa trên thông tin nhận được, não sẽ đưa ra các quyết định với cách thức thực hiện phù hợp cho các bộ phận còn lại trong cơ thể.

Về cấu tạo, não được bảo vệ bởi hộp xương sọ, nằm trong dịch não tủy và ngăn cách với dòng màu bởi hàng rào máu não.

Sọ não dễ bị tổn thương, dù là một va đập nhẹ. Chấn thương sọ não sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương có nhiệm vụ điều khiển nhận thức và thể chất của cơ thể. Do đó, tùy theo vùng não bị tổn thương sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm liên quan, bao gồm: (1)

  • Mất hoặc giảm khả năng vận động: Não chịu trách nhiệm đưa ra các thông tin, kiểm soát vận động thông qua các tín hiệu được truyền qua các nơron vận động đến dây thần kinh. Khi não bị tổn thương sẽ gây cản trở các tín hiệu điều khiển cơ thể. Các biến chứng có thể gặp là không cử động được mắt, miệng và mặt, không phối hợp được chân tay hay nguy hiểm hơn là tàn tật vĩnh viễn.
  • Mất hoặc suy giảm cảm giác: Não cũng là bộ phận tiếp nhận thông tin từ các giác quan của cơ thể như thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác. Khi các tế bào não tại hệ thống thần kinh cảm giác bị chấn thương sẽ có biến chứng về giác quan. Cụ thể, một số bệnh nhân bị chấn thương sọ não cảm nhận việc mất vị giác, khứu giác,… hay tệ hơn là mất thị giác, mù lòa vĩnh viễn.
  • Khả năng ngôn ngữ bị ảnh hưởng: Não đóng góp rất lớn vào chức năng ngôn ngữ của cơ thể. Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp chấn thương sọ não gây ra biến chứng ảnh hưởng đến khả năng nói, diễn đạt ngôn ngữ của người bệnh.
  • Nhận thức kém: Bộ não chịu trách nhiệm về nhận thức và điều hành khả năng lọc – xử lý – lưu trữ thông tin vào bộ nhớ để lên kế hoạch, phân tích và giải quyết vấn đề. Vì thế, một trong những biến chứng nặng do chấn thương sọ não gây ra là khiến người bệnh trở nên nhận thức kém, không suy nghĩ được hoặc tệ nhất là trí não không duy trì hoạt động tốt.
biến chứng sau chấn thương sọ não
Biến chứng sau chấn thương sọ não có thể suy giảm thị lực

6 di chứng sau chấn thương sọ não thường gặp

1. Máu tụ nội sọ

Khi sọ não bị chấn thương, vỏ não là bộ phận chịu tổn thương trực tiếp mạnh nhất, kế đến là các khu vực bên trong não. Các động mạch máu não bên trong não khi bị rách, đứt, vỡ sẽ gây ra khối máu tụ nội sọ. Khối máu tụ này có thể xuất hiện tại một nơi hoặc lan tỏa ra nhiều vị trí trong não. (2)

Tùy theo vị trí khối máu tụ nội sọ sẽ có mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng đến các loại chức năng thần kinh khác nhau của não, bao gồm: nhận thức, vận động, cảm giác và ngôn ngữ.

Thông thường, khối máu tụ nội sọ sẽ xuất hiện ở dưới hoặc ngoài màng cứng, trong não thất hay tiểu não,… Các khối máu tụ nội sọ có thể gây ra tình trạng gián đoạn lưu thông máu, tăng áp lực nội sọ, máu tràn vào não thất. Hậu quả cũng có thể là xuất huyết não và gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

2. Phù não

Phù não là tổn thương phổ biến khi bị chấn thương sọ não. Mạch máu và các mô não sau chấn thương sẽ bị viêm, gây độc hại tế bào, làm rối loạn trao đổi chất điện giải của tế bào. Kế đến, khối lượng não sẽ tăng dần kích thước và đặc biệt sưng phù nặng ở vị trí bị dập.

Phù não khiến áp lực sọ não tăng lên, làm lưu lượng máu cung cấp cho não giảm đi. Khi lượng máu ngày càng giảm thì tình trạng sưng phù cũng chuyển biến nặng và ảnh hưởng diện rộng với thiếu máu cục bộ.

di chứng chấn thương sọ não
Phù não là một di chứng sau chấn thương sọ não thường gặp

3. Hội chứng tăng áp lực nội sọ

Hội chứng tăng áp lực nội sọ là một trong những tiêu chí được Bác sỹ quan tâm và kiểm tra hàng đầu khi tiếp nhận một ca chấn thương sọ não. Mức áp lực nội sọ bình thường là <20mmHg, khi áp lực nội sọ tăng lên sẽ làm xuất hiện các triệu chứng điển hình như đau đầu, nôn mửa, phù gai thị.

Nếu mức áp lực nội sọ tăng quá nhanh thì các triệu chứng trên sẽ càng thể hiện rõ. Bệnh nhân nôn mửa liên tục, la hét và cơ thể co giật, động kinh. Với những triệu chứng nặng như vậy, Bác sỹ sẽ chỉ định mổ chấn thương sọ não khẩn cấp để tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân.

4. Thoát vị não

Trường hợp chấn thương sọ não nặng xuất phát từ nguyên nhân bị lực tác động mạnh, hậu quả làm một phần não bị đẩy lệch so với vị trí ban đầu (thoát vị não). Nếu thoát vị não ở các vị trí khe hoặc khoang vỏ não, có thể gây tổn thương đến một trong những khu thần kinh trung ương là hành thủy (nơi điều khiển tim mạch và hô hấp). (3)

5. Thiếu máu não

Chấn thương sọ não với những lực tác động mạnh gây tổn thương, bầm giập các mô não dẫn đến triệu chứng sưng viêm, chảy máu não. Khối máu ứ đọng sẽ gây lưu thông máu đến não kém, dẫn đến tình trạng thiếu máu não.

Nếu để tình trạng thiếu máu não quá lâu, hậu quả là mô não sẽ bị hoại tử và gây nguy hiểm tính mạng người bệnh. Bác sĩ sẽ tìm cách can thiệp tăng hoặc đảm bảo lượng tưới máu não đầy đủ, giảm tỷ lệ chết mô não cho người bệnh.

biến chứng chấn thương sọ não
Di chứng sau chấn thương sọ não có thể gây thiếu máu não nghiêm trọng

6. Các hội chứng rối loạn tâm thần

Hội chứng rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não được chia làm hai giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp tính: Rối loạn tâm thần ở giai đoạn cấp tính diễn ra ngay sau chấn thương sọ não và được chia thành 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng. Với cấp độ nhẹ, bệnh nhân sẽ mất ý thức từ vài giây đến vài giờ. Riêng cấp độ nặng, bệnh nhân sẽ mất ý thức lên đến vài ngày. Nếu tổn thương nặng hơn, bệnh nhân đi vào hôn mê sâu và tử vong ngay sau đó. (4)
  • Giai đoạn muộn: Rối loạn tâm thần muộn là di chứng diễn ra lâu hơn sau chấn thương sọ não, trung bình là sau 6 tháng. Các triệu chứng chủ quan dễ nhận biết là: đau đầu, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, rối loạn chân tay,…

Cách phục hồi và cải thiện di chứng sau chấn thương sọ não

Di chứng hay biến chứng sau chấn thương sọ não có hồi phục được không? Nếu người bệnh được cấp cứu kịp thời và tuân thủ theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ thì di chứng sau chấn thương sọ não có thể hồi phục được.

Hầu hết những ca bị chấn thương sọ não đều để lại một vài hay nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh và gia đình cần phối hợp với bác sĩ theo dõi y tế, tuân thủ điều trị và kiên trì thực hiện các biện pháp phục hồi nhằm mang lại kết quả tốt nhất có thể.

  • Nghỉ ngơi: Yếu tố hàng đầu giúp hồi phục sau chấn thương sọ não là nghỉ ngơi. Một số trường hợp nặng được phẫu thuật chấn thương sọ não thì càng phải lưu ý. Người bệnh cần nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng và theo dõi những biến chứng thứ phát có thể xảy ra sau chấn thương.
  • Sử dụng thuốc: Sau điều trị chấn thương sọ não, một số người bệnh sẽ có cảm giác đau đầu, mệt mỏi,… Bác sĩ có thể kê đơn thuốc đau đầu và một số nhóm thuốc khác để hỗ trợ lành vết thương sau mổ cho bệnh nhân.
  • Dinh dưỡng:
    • Chất Protein: Người bị chấn thương sọ não cần lưu ý ăn nhóm thực phẩm có hàm lượng Protein cao. Protein là chất hỗ trợ cho sự tăng trưởng, lành tổn thương và tăng cường hồi phục hầu hết các mô trong cơ thể. Một số nguồn thực phẩm có nguồn Protein dồi dào như: thịt gà, cá, đậu,…
    • Vitamin và khoáng chất: Não sẽ cần rất nhiều vitamin và khoáng chất để hoạt động các chức năng. Đặc biệt chất choline đóng góp lớn trong việc hình thành chất dẫn truyền thần kinh để truyền đi tín hiệu não đến các cơ quan, bộ phận khác. Thực phẩm có nhiều chất choline là trứng, đậu phộng,…
    • Không ăn chất béo có hại: Các loại thức ăn nhanh như gà rán, mì gói,… cần được loại bỏ ra khỏi thực đơn hằng ngày. Chất béo bão hòa Hydrogen, Sodium (Natri),… sẽ gây áp lực cho các bộ phận trao đổi chất của người bệnh và dẫn đến rủi ro đột quỵ, tăng nguy cơ tử vong.
  • Tập phục hồi: Sau chấn thương sọ não, người bệnh có khả năng bị ảnh hưởng đến 1 hoặc nhiều chức năng như: mất khả năng vận động, suy nghĩ hay nhận thức kém, mất cảm giác hay có thể mù tạm thời,… Vì thế, sau khi điều trị chấn thương sọ não, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn tập phục hồi từ các bác sĩ hay chuyên gia phục hồi chức năng.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ:

Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn di chứng sau chấn thương sọ não hay di chứng chấn thương sọ não và cách cải thiện, phục hồi.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send