
Di chứng của bệnh não úng thủy ở trẻ
Não úng thủy ở trẻ là gì?
Não úng thủy được định nghĩa là một tình trạng bệnh lý của hệ thần kinh trung ương, là kết quả của sự gián đoạn, mất cân bằng giữa sự hình thành, lưu thông dòng chảy hoặc hấp thu dịch não-tủy. Nói cách khác, đó là tình trạng dịch não tủy bị tích tụ quá nhiều bên trong não thất do sự rối loạn trong các quá trình sản xuất, lưu thông và hấp thụ dịch não tủy. Tình trạng này khiến đầu của trẻ ngày càng to lên, gây tổn thương đến nhu mô não. (1)
Não úng thủy có thể là một tình trạng cấp tính hoặc mạn tính xảy ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Các hình thức khác nhau của bệnh bao gồm thể tắc nghẽn, thể thông và thể não úng thủy áp lực bình thường.
Trẻ sơ sinh bị não úng thủy có một số biểu hiện như:
- Thóp trước giãn to, căng;
- Mạch não trên da đầu giãn to;
- Trán rộng bất thường;
- Mắt thường nhìn xuống;
- Chán ăn, bỏ bú, dễ nôn mửa;
- Khóc nhiều, khó ngủ;
- Chân tay kém linh hoạt, trương lực cơ thấp;
- Dễ giật mình, kích động;
- Co giật…
Các cách chữa não úng thủy ở trẻ
Trẻ bị não úng thủy có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách. Hơn nữa, bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị, phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Trẻ sau khi điều trị vẫn có thể sống và phát triển khỏe mạnh, có thể học tập và đến trường nhưng những bé bình thường khác. Tuy nhiên, một số trẻ sau điều trị vẫn có thể mắc một số di chứng của bệnh não úng thủy gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
Tùy vào tình hình sức khỏe và mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một trong hai loại phẫu thuật sau: đặt Shunt dẫn lưu não thất (PV) hoặc sử dụng kỹ thuật mổ nội soi phá sàn não thất III (ETV).
-
Trẻ bị não úng thủy cần được điều trị đúng cách và kịp thời
1. Đặt Shunt dẫn lưu não thất (PV)
Việt Nam bắt đầu triển khai phẫu thuật để điều trị não úng thủy theo phương pháp dẫn lưu não thất-ổ bụng từ năm 1978. Cho đến nay, đây gần như là phương pháp phổ biến điều trị não úng thủy cho trẻ sơ sinh.
Thông qua phẫu thuật này, một van dẫn lưu bằng silicon (shunt) sẽ được đặt vào bên trong não thất nơi có dịch não tủy tích tụ quá nhiều bên trong não, đến khoang phúc mạc, không gian bên trong bụng nơi có dạ dày và ruột. Ống shunt sẽ dẫn lưu dịch não tủy bị ứ đọng, đưa ra khỏi não, đến khoang phúc mạc, hấp thụ vào máu.
Kỹ thuật này có thể có tỷ lệ biến chứng cao, nếu bị nghẹt ống hay nhiễm trùng ống shunt phải lấy ra thay bằng ống khác.
2. Sử dụng kỹ thuật mổ nội soi phá sàn não thất III (ETV)
Kỹ thuật nội soi phá sàn não thất được áp dụng từ năm 2007, hạn chế các khuyết điểm của phương pháp đặt shunt dẫn lưu não thất. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện ngắn (chỉ kéo dài khoảng 30-40 phút), ít gây đau đớn do tổn thương nhỏ, giảm nguy cơ biến chứng và nguy cơ nhiễm trùng. Khả năng phục hồi sau mổ của trẻ cũng nhanh hơn.
Di chứng của bệnh não úng thủy ở trẻ vô cùng nguy hiểm
Bệnh não úng thủy ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm, dịch não tủy tích tụ sẽ tạo áp lực lên não, gây tổn thương trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Những tổn thương này hiện vẫn chưa có cách khắc phục, ngay cả khi bé đã được phẫu thuật điều trị não úng thủy.
Một số di chứng nguy hiểm do bệnh não úng thủy ở trẻ gây ra bao gồm:
- Viêm màng não mủ;
- Mù;
- Điếc;
- Liệt;
- Trẻ chậm phát triển;
- Gặp một số vấn đề về thần kinh, động kinh;
- Khả năng vận động kém…
Hiện nay, bệnh não úng thủy ở trẻ sơ sinh có thể được phát hiện ngay khi bé còn là thai nhi trong bụng mẹ thông qua phương pháp siêu âm. Hơn nữa, ngay khi bé vừa chào đời, mẹ có thể cho bé thực hiện siêu âm não khi nghi ngờ bệnh não úng thủy.
-
Dịch não thủy nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Nguy cơ tai biến sau phẫu thuật
Bệnh não úng thủy khá phức tạp, đòi hỏi tiêu chuẩn rất khắt khe trong điều trị, đặc biệt đảm bảo trẻ không bị nhiễm trùng sơ sinh. Chỉ có những cơ sở y tế đủ tiêu chuẩn về kiểm soát nhiễm khuẩn, đội ngũ gây mê hồi sức chuyên nghiệp và chuyên gia giỏi của khoa Ngoại thần kinh nhi phẫu thuật mới tránh được tối đa các rủi ro như đặt ống thông không đúng vị trí có thể xuyên các tạng khác, gây tắc nhiễm trùng…
Để biết thêm thông tin về sự phát triển và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm Sơ Sinh, PlinkCare theo địa chỉ:
Mặc dù các di chứng của bệnh não úng thủy ở trẻ em vô cùng nguy hiểm nhưng nếu chúng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng các phương pháp y tế phù hợp thì tình trạng sức khỏe của bé sẽ khả quan hơn, giảm nhẹ hậu quả do di chứng để lại. Do đó, khi nghi ngờ hoặc bé có các dấu hiệu mắc bệnh não úng thủy hay xuất hiện di chứng của bệnh não úng thủy, mẹ nên cho bé đến bệnh viện sớm để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.