Image

Dây chằng nhân tạo và những điều cần biết

Tìm hiểu về dây chằng nhân tạo

Dây chằng nhân tạo đầu tiên ra đời vào năm 1952, đến nay đã có 3 thế hệ: (1)

  • Ở thế hệ đầu tiên: dây chằng nhân tạo được thiết kế bằng chất liệu carbon. Tuy nhiên, chất liệu này khi đưa vào cơ thể của con người rất dễ bị đứt, không có tính bền vững. Khi sử dụng lâu dài, chịu quá nhiều sự gấp duỗi của khớp gối, dây chằng carbon thiếu tính bền vững sẽ không chịu được lực, làm tái phát tình trạng đứt dây chằng.

hình ảnh dây chằng nhân tạo

  • Ở thế hệ thứ hai: dây chằng nhân tạo được sản xuất với nhiều cải tiến. Chất liệu được sử dụng là polyethylene terephthalate (PET). Dây chằng được bện bởi các sợi polyethylene terephthalate từ đầu đến cuối thành một sợi trục. Dây chằng thế hệ này đã khắc phục được nhược điểm dễ bị đứt so với thế hệ đầu tiên. Tuy nhiên, việc bện sợi dây chằng liên tục có thể làm mất tính đàn hồi và mềm dẻo của sợi dây chằng dẫn đến tình trạng cứng khớp gối, từ đó làm hạn chế tầm vận động của người bệnh. Điều này làm nhiều bác sĩ và cả người bệnh cảm thấy e ngại khi sử dụng dây chằng nhân tạo.
  • Ở thế hệ thứ ba: với sự phát triển của nền y học, các chuyên gia đã cải tiến sợi dây chằng phù hợp hơn với sinh lý của cơ thể. Chất liệu của sợi dây chằng vẫn là polyethylene terephthalate. Sự thay đổi kết cấu chính là bước tiến vượt bậc ở thế hệ này. Đây là một chuỗi những sợi polyethylene terephthalate đơn, khoảng 3000 sợi nằm trong khớp gối tạo độ linh hoạt, mềm dẻo cho sợi dây chằng mới, có độ bền từ 3000 đến 3500 newton. Điều này có nghĩa là sợi dây chằng chỉ đứt khi chịu tác động của một lực khoảng 300kg đến 350kg.

Tham khảo: Cấu tạo và chức năng của dây chằng

Ngoài ra, khu vực đầu trong đường hầm xương ở lồi cầu và mâm chày được bện bởi một dải polyethylene với hình dạng tổ ong sẽ giúp xương mọc nhanh hơn, bám vào sợi polyethylene nhiều hơn. Qua đó, quá trình phục hồi của cơ thể sẽ được rút ngắn đáng kể, khớp gối cũng trở nên linh động hơn. Đây là loại dây chằng đang được áp dụng rộng rãi cho người bệnh có nhu cầu tái tạo dây chằng tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, PlinkCare.

Ưu điểm của dây chằng nhân tạo

So với các mảnh ghép tự thân và mảnh ghép đồng loại, dây chằng nhân tạo sở hữu các ưu điểm nổi trội như: (2)

  • Có thể thay thế hoàn toàn các mảnh ghép tự thân thường dùng trong các phẫu thuật cổ điển.
  • Thời gian phục hồi tương đối nhanh. Sau khi phẫu thuật tái tạo dây chằng khoảng 1 – 2 ngày, người bệnh đã có thể đi lại.

phẫu thuật thay dây chằng nhân tạo

Biến chứng sau khi thay dây chằng nhân tạo

Những biến chứng có khả năng xảy ra ở dây chằng nhân tạo là bị đứt ở vị trí cố định nơi 2 đầu xương, mòn ở các vị trí neo cố định, viêm màng hoạt dịch, mất ổn định tái phát, tiêu xương và tràn dịch mạn tính.

Chỉ định và chống chỉ định thay dây chằng nhân tạo

90% người bệnh đứt dây chằng đều có thể áp dụng được phương pháp thay dây chằng nhân tạo. Tuy nhiên, bác sĩ có thể không chỉ định thay dây chằng nhân tạo khi:

  • Người bệnh bị đứt quá nhiều dây chằng. Vì khi đưa nhiều vật thể lạ vào cơ thể có khả năng gây kích ứng.
  • Người bệnh bị đứt dây chằng quá lâu. Dây chằng khi đó đã bị tiêu biến, mạch máu thần kinh ở vùng gốc hai sợi dây chằng bị mất, không còn đủ nguyên liệu để nuôi dưỡng dây chằng mới. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng sợi dây chằng nhân tạo, thay vào đó là dây chằng tự thân hoặc đồng loại.

Phẫu thuật điều trị đứt dây chằng

Người bệnh tổn thương dây chằng khi đến thăm khám sẽ được chỉ định chụp X-quang (loại trừ các gãy xương tại vùng khớp gối) và chụp MRI (đánh giá dây chằng và những tổn thương liên quan khác). Ngoài việc tiến hành chẩn đoán hình ảnh chuyên biệt cho khớp gối, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện nghiệm pháp Lachman nhằm kiểm tra tình trạng nguyên vẹn của dây chằng.

Phần lớn tình trạng đứt dây chằng đầu gối hoàn toàn đều có tiên lượng kém khi không được can thiệp phẫu thuật. Sau khi gặp chấn thương, nhiều người bệnh không thể quay trở lại chơi các môn thể thao yêu thích. Một số trường hợp khác có thể bị lỏng khớp gối nhiều, teo cơ đùi, thoái hóa khớp gối sớm và thậm chí không thể bước đi bình thường. Vì thế, nếu có nhu cầu quay trở lại chơi thể thao hoặc làm các công việc yêu cầu hoạt động nhiều ở khớp gối, người bệnh sẽ cần can thiệp phẫu thuật.

Các phương pháp khâu nối thường không được áp dụng khi đứt dây chằng, vì không mang lại hiệu quả theo thời gian. Khi dây chằng bị đứt, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng. Trong đó, phẫu thuật tái tạo dây chằng với dây chằng nhân tạo (LARS) mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như rút ngắn thời gian phục hồi, ít biến chứng, khớp gối linh động hơn so với các phương pháp khác.

Phẫu thuật tái tạo dây chằng bằng dây chằng nhân tạo được thực hiện tương tự phương pháp phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu (All Inside). Để đưa dây chằng nhân tạo vào đúng vị trí, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ trên da và khoan tạo đường hầm xương chày từ bên trong thông qua kỹ thuật nội soi.

Dây chằng nhân tạo được kéo vào trong đường hầm đi qua vị trí dây chằng bị đứt. Khi đã vào đúng vị trí, dây chằng nhân tạo được bao phủ bởi các mô tự nhiên và được cố định bằng hai vít titan. Trong suốt quá trình phẫu thuật, các thao tác tái tạo dây chằng luôn được kiểm tra dưới kết quả nội soi. Thời gian phẫu thuật dự kiến kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng. Hiện phương pháp này vẫn đang được áp dụng thường quy tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, PlinkCare.

tiến hành thay dây chằng cho bệnh nhân

Khi nằm viện, chương trình phục hồi chức năng sẽ được bắt đầu vào ngày phẫu thuật, tiếp tục mỗi ngày cho tới khi người bệnh xuất viện. Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ bạn đẩy nhanh tiến trình phục hồi bằng các phương pháp kiểm soát đau, sưng và liệu pháp chườm lạnh có áp lực, đồng thời tiến hành sớm việc vận động khớp gối không gây đau bằng máy tập khớp gối thụ động liên tục. Người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn cách bảo vệ dây chằng nhân tạo thông qua những bài tập tăng sức mạnh cơ tứ đầu, tập luyện di chuyển và lên xuống cầu thang với nạng.

Bạn được phép chịu một phần sức nặng lên chân phẫu thuật, không cần dùng nẹp gối trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
Bác sĩ sẽ đánh giá lại bệnh nhân sau mỗi 2 tuần để đánh giá mức độ hồi phục, có thể sẽ sử dụng thêm phương pháp tiêm PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) để cung cấp thêm nguyên liệu nuôi dây chằng mới. Bệnh nhân sẽ được cung cấp bài tập mới mỗi 2 tuần để phù hợp với quá trình hồi phục.

Tham khảo: 6 bài tập phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước

Người bệnh cần duy trì chương trình phục hồi chức năng để bảo vệ dây chằng mới trong suốt quá trình phục hồi, giúp giảm đau, đảm bảo hồi phục sớm khả năng vận động, sức mạnh cơ, toàn bộ chức năng của khớp gối cùng khả năng hoạt động độc lập. Thông qua việc luyện tập thăng bằng và dáng đi, người bệnh sẽ có cơ hội quay trở lại những hoạt động thể thao ở cường độ như trước đây một cách nhanh chóng và an toàn.

Dây chằng nhân tạo là cải tiến y khoa, giúp cho người bệnh sớm quay trở lại các sinh hoạt hằng ngày. Tương tự các loại mảnh ghép khác, dây chằng nhân tạo cũng có các ưu và nhược điểm riêng. Vì thế, bác sĩ sẽ phải cân nhắc kỹ càng dựa trên nhu cầu, đặc điểm tổn thương và khả năng chấp nhận chi phí của mỗi người bệnh để đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.

Vào 20:00 thứ Năm 4/11/2021, ThS.BS Trần Anh Vũ (Phó giám đốc TT Chấn thương chỉnh hình, Trưởng đơn vị Y học thể thao) và BS.CKI Phạm Quang Thanh Long (Trưởng khoa Phục hồi chức năng, TT Chấn thương chỉnh hình) sẽ livestream và tư vấn sức khỏe cộng đồng, với chủ đề “Dây chằng nhân tạo” trực tiếp trên Fanpage/YouTube PlinkCare, Fanpage/YouTube TT Chấn thương chỉnh hình Tâm Anh, Jex – Chuyên gia cơ xương khớp, Nutrihome – Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động.

Hai chuyên gia Chấn thương chỉnh hình sẽ trả lời trực tiếp tất cả các thắc mắc về dây chằng nhân tạo (LARS) và những phương pháp phẫu thuật tái tạo dây chằng; cũng như đưa ra các tư vấn cộng đồng chăm sóc sức khỏe Cơ xương khớp mùa dịch một cách hiệu quả nhất.

Khách hàng nếu quan tâm đến những vấn đề Cơ Xương Khớp cho bản thân và gia đình có thể đặt lịch khám online với các chuyên gia của khoa Cơ xương khớp tại đây: https://plink-care-api.egovernment.com.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham

Các chuyên gia hàng đầu, bác sĩ giỏi của Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp sẽ trực tiếp thăm khám 1:1 (1 người bệnh và 1 bác sĩ), tất cả các vấn đề cơ xương khớp cho trẻ em, người lớn… Hình thức khám online hiện tại là hoàn toàn toàn MIỄN PHÍ. Bác sĩ sẽ thăm khám bệnh online trên các nền tảng phổ biến Zalo/Zoom/Meet/Viber.

Khách hàng quan tâm có thể đăng ký thăm khám online bằng các cách sau:
Gọi tổng đài 0287 102 6789 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Khoa Cơ xương khớp – PlinkCare với các chuyên gia cơ xương khớp luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp để giúp khách hàng nhanh chóng vượt qua những vấn đề cơ xương khớp, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send