Image

Đau sỏi mật: Vị trí, nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Đau sỏi mật là gì?

Sỏi mật là một trong những bệnh lý túi mật phổ biến ở những nước nhiệt đới. Đặc biệt, sỏi túi mật, sỏi trong gan không bộc lộ rõ triệu chứng, khiến người bệnh chủ quan trong việc thăm khám, điều trị. Đa phần chỉ tình cờ phát hiện sỏi mật khi khám các bệnh lý khác.

vị trí đau sỏi mật
Đau do sỏi mật là các cơn đau quặn ở mật

Nhiều trường hợp nhập viện do sỏi mật gây ra tình trạng đau kéo dài nhiều ngày, gây sốt cao và vàng da. Khi đó, bệnh đã tiến triển nặng, gây nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Thậm chí, người bệnh có nguy cơ tử vong nếu bị sốc nhiễm khuẩn đường mật không được điều trị cấp cứu.

Vị trí đau sỏi mật ở đâu?

Các cơn đau sỏi mật thường xảy ra tại vùng hạ sườn phải (góc phần tư trên bên phải của bụng). Tuy nhiên, cơn đau cũng có khả năng lan ra vùng thượng vị (vùng bụng giữa hai xương sườn, trên rốn, dưới xương ức), lên vai phải, bả vai hoặc sau lưng.

Nhận biết triệu chứng đau sỏi mật

Người bệnh sỏi mật thường xuất hiện các biểu hiện như:

  • Đau bụng từng cơn tại vùng hạ sườn phải, đi kèm buồn nôn và đầy trướng: Đây là một trong các triệu chứng phổ biến khi bị sỏi bùn hay sỏi viên trong túi mật. Tình trạng này thường xuất hiện sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ hay ăn quá no. Sỏi cản trở lưu thông dịch mật xuống ruột non, làm gián đoạn quá trình tiêu hóa chất béo. (1)
  • Đau bụng dữ dội, liên tục tại vùng thượng vị và hạ sườn phải, có thể lan đến vai đi kèm sốt cao: Triệu chứng này thường xuất hiện khi sỏi mật gây ra các biến chứng như viêm túi mật, viêm đường mật, tắc mật. Nhiều người bệnh phải gập người lại để giảm đau, có thể dùng tay ấn vùng hạ sườn phải nhưng cơn đau vẫn tăng dần, không thuyên giảm.
  • Đau bụng âm ỉ, khu trú tại vùng mạn sườn phải: Cơn đau tại vùng mạn sườn phải thường do sỏi mật gây ra. Tình trạng này xảy ra khi sỏi mật gây tắc nghẽn dòng chảy của mật. Cơn đau kéo dài vài phút hay vài tiếng, với mức độ nhẹ, âm ỉ, lúc đau lúc không. Triệu chứng này thường khiến người bệnh nhầm với các bệnh tiêu hóa khác.
dấu hiệu đau sỏi mật
Người bệnh bị đau bụng âm ỉ, khu trú ở vùng mạn sườn phải

Nguyên nhân gây ra cơn đau sỏi mật

Nguyên nhân gây ra các cơn đau sỏi mật là do sỏi đã gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm sỏi túi mật, viêm tụy cấp, viêm đường mật…

Điều trị đau sỏi mật

Ngay khi xuất hiện các cơn đau sỏi mật, người bệnh nên áp dụng các biện pháp giảm đau, đồng thời nên điều trị sớm để hạn chế bệnh tiến triển nặng. Người bệnh có thể áp dụng những biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà khi xuất hiện các cơn đau không quá dữ dội như:

  • Chườm nóng: Người bệnh lấy túi sưởi đặt lên vùng bụng bên phải để chườm, giữ túi sưởi khoảng 20 – 30 phút, để nhiệt độ phù hợp, người bệnh cảm thấy dễ chịu, tránh bị bỏng khi chườm.
  • Nằm với tư thế gập người: Để giảm đau sỏi mật, người bệnh có thể nằm cong gập người, đặt hai đầu gối cao sát ngực. Tư thế này sẽ phần nào giúp người bệnh dễ chịu và thoải mái hơn. Cơn đau cũng sẽ giảm từ từ.
  • Sử dụng dầu thầu dầu: Loại dầu này thường được dùng để chườm nóng, điều trị nhiều chứng đau khác nhau, gồm cả cơn đau sỏi mật. Loại dầu này có thể giảm đau, giảm co thắt túi mật và ống dẫn mật. Dầu có thể hấp thụ qua da. Vì thế, người bệnh có thể dùng dầu thầu dầu để chườm lên vị trí túi mật khi xuất hiện cơn đau, giúp giảm đau sỏi mật. Tuy nhiên, lưu ý loại dầu này có thể làm bẩn người, giường, chăn gối… Người bệnh nhúng một chiếc khăn sạch vào dầu thầu dầu, sau đó vắt phần dầu thừa rồi gấp đôi khăn lại. Bạn nằm ngửa và đặt khăn đã nhúng dầu lên vùng túi mật, sau đó đặt lớp màng bọc thực phẩm lên trên khăn chứa dầu rồi đặt một chiếc khăn ẩm và ấm lên trên. Cuối cùng, người bệnh đặt một chai nước nóng lên trên, sau đó phủ một tấm chăn bên ngoài. Người bệnh nằm yên, hít thở chậm và sâu, chườm nóng trong khoảng 30 phút để giảm cơn đau do sỏi mật.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Bên cạnh các biện pháp giảm đau ở trên, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc giảm đau do sỏi mật gây ra như papaverin, mobic… Thuốc có tác dụng giảm đau hiệu quả. Tuy vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm đau khi có chỉ định từ bác sĩ nhằm đảm bảo đảm hiệu quả điều trị, hạn chế tác dụng phụ.
giảm cơn đau sỏi mật
Người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm đau khi có chỉ định từ bác sĩ

Tùy vào từng thể bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật điều trị. Sỏi túi mật có thể chữa khỏi thông qua phương pháp cắt túi mật và lấy sỏi mật. Đối với tình trạng này, bác sĩ thường thực hiện phẫu thuật nội soi (tạo một số đường mổ nhỏ để đưa dụng cụ vào trong ổ bụng). Với phương pháp này, người bệnh phục hồi nhanh, có thể xuất viện sau phẫu thuật một ngày.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc làm tan sỏi mật. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc trong thời gian dài. Bệnh có thể tái phát khi ngưng dùng thuốc.

Cách phòng ngừa cơn đau sỏi mật

Để phòng ngừa cơn đau sỏi mật, chúng ta nên thực hiện các biện pháp làm giảm nguy cơ xuất hiện sỏi mật như: (2)

  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh:
    • Bổ sung nhiều chất xơ từ những loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt.
    • Thay thế mỡ động vật bằng dầu chiết xuất từ thực vật (dầu đậu nành, dầu ô-liu…)
    • Hạn chế bổ sung nhiều đường, tinh bột và chất béo bão hòa (bơ, bánh quy, bánh ngọt, phô mai cứng…)
  • Duy trì khám sức khỏe (6 tháng/lần) để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong cơ thể
  • Thường xuyên vận động: Mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để tập thể dục thể thao; duy trì tập luyện 5 ngày/tuần. Thói quen tốt này sẽ giúp tăng sức đề kháng và củng cố chức năng của những cơ quan trong cơ thể.
phòng ngừa đau sỏi mật
Tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường đề kháng, ngăn ngừa bệnh tiêu hóa

Câu hỏi về đau sỏi mật thường gặp

1. Đau sỏi mật có nguy hiểm không?

Đau sỏi mật là tình trạng nguy hiểm. Phần lớn trường hợp sỏi mật gây đau bụng cũng là lúc sỏi mật đã gây biến chứng. Khi đó, cơn đau sỏi mật thực chất là một trong các biểu hiện của biến chứng do sỏi.

Nếu không có biện pháp can thiệp sớm, những biến chứng từ sỏi mật có thể ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến chức năng gan mật. Một số trường hợp sẽ cần can thiệp cắt túi mật hoặc mổ gan lấy sỏi.

2. Đau sỏi mật có tự hết không?

Đau sỏi mật có thể hết nếu người bệnh sau khi áp dụng các biện pháp giảm đau nhưng không hết thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và có hướng can thiệp sớm, ngăn ngừa bệnh tiến triển.

3. Cách làm giảm cơn đau sỏi mật

Như đã đề cập, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà khi gặp cơn đau không quá dữ dội như:

  • Chườm ấm bụng: Bạn có thể chườm ấm với túi giữ nhiệt hay chai nước ấm (quấn khăn bên ngoài chai), đặt túi giữ nhiệt lên khu vực đau, xoa nhẹ nhàng. Sức nóng tỏa ra từ túi giữ nhiệt hay chai nước ấm sẽ giúp làm dịu cơn đau hiệu quả.
  • Nằm cong gập người: Khi bị đau do sỏi mật, người bệnh có thể nằm với tư thế cong gập người, hai đầu gối kê cao sát ngực. Biện pháp này sẽ phần nào giúp bạn dễ chịu, thoải mái hơn.

4. Cơn đau do sỏi mật kéo dài bao lâu?

Các cơn đau sỏi mật tại vùng hạ sườn phải thường kéo dài khoảng 30 phút, thậm chí là vài giờ với mức độ đau tăng dần. Lúc này, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà. Nếu sau khi chăm sóc tại nhà, cơn đau vẫn không giảm, bạn nên nhanh chóng đi khám để có biện pháp can thiệp sớm.

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (PlinkCare TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (PlinkCare Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Hệ thống PlinkCare quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống PlinkCare, xin vui lòng liên hệ:

Bệnh sỏi mật thường diễn biến âm thầm. Nhận biết sớm những cơn đau sỏi mật là cách tốt nhất giúp xác định bệnh. Khi đó, người bệnh nên chủ động thăm khám để biết rõ chính xác tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị đúng đắn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send