Image

Đau đầu thứ phát là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Nguyên nhân gây đau đầu thứ phát có thể được xác định một cách cụ thể thông qua quá trình thăm khám. Vậy, đau đầu thứ phát có thể do những nguyên nhân nào? Bệnh có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Đau đầu thứ phát là gì?

Đau đầu thứ phátcơn đau đầu bắt nguồn từ một hay nhiều tình trạng bệnh lý nào đó. Các bệnh này có tác động đến các vùng nhạy cảm khiến người bệnh bị đau ở vùng đầu, cổ. Chứng đau đầu này thường gặp ở những đối tượng như: (1)

  • Người đang mắc phải các bệnh lý thần kinh.
  • Người từng bị chấn thương đầu.
  • Người có bệnh sử liên quan đến các bệnh lý mạn tính, ung thư, nhiễm trùng…
  • Người cao tuổi (trên 50 tuổi) với các bệnh lý nền liên quan.

Đau đầu thứ phát được phân loại dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, đau đầu do viêm xoang hoặc dị ứng, cơn đau có thể xuất hiện ở nửa đầu phía trước và vùng xoang. Tình trạng này rất dễ bị nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu thông thường.

Đau đầu do các bệnh lý thần kinh hoặc chấn thương vùng đầu. Sau khi bị chấn thương vùng đầu, người bệnh có thể cảm thấy đau đầu kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Nếu không được điều trị chúng có thể trở thành những cơn đau đầu mạn tính.

nguyên nhân đau đầu thứ phát
Đau đầu thứ phát cần được chẩn đoán tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe

Nguyên nhân gây đau đầu thứ phát

Các nguyên nhân thường gặp gây đau đầu thứ phát có thể đến từ các bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe và tính mạng của người bệnh, bao gồm: (2)

Triệu chứng đau đầu thứ phát

Các triệu chứng đau đầu thứ phát thường gặp gồm có: (3)

  • Xuất hiện hoặc thay đổi vị trí đau đầu một cách đột ngột.
  • Đau đầu sau khi hoạt động mạnh, gắng sức.
  • Đau đầu khi hoạt động cơ miệng.
  • Cường độ đau đầu gia tăng khi người bệnh ho.
  • Đau đầu đột ngột kèm theo các triệu chứng như cứng cổ, thay đổi cảm xúc, ý thức…

Ngoài ra, nếu cơn đau đầu kèm theo các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Động kinh, ngất xỉu.
  • Buồn nôn, nôn ói.
  • Đau đầu dữ dội được ví như có tia sấm sét đi qua đầu.
  • Yếu liệt một bên người, méo miệng, lệch mặt.
  • Mờ mắt, nhòe mắt, mắt nhìn đôi.
  • Rối loạn tâm thần.
  • Sốt cao.
dấu hiệu đau đầu thứ phát
Dấu hiệu đau đầu thứ phát có thể khác so với chứng đau đầu thông thường

Đau đầu thứ phát có nguy hiểm không?

Đau đầu thứ phát có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, thậm chí tiềm ẩn mối nguy đe dọa tính mạng nếu không can thiệp kịp thời. Điển hình như, các đơn đau đầu do bệnh lý thần kinh như đột quỵ, u não, phình, vỡ phình động mạch não, não úng thủy, viêm màng não… thì không thể chủ quan.

Biểu hiện điển hình của các cơn đau đầu thứ phát nguy hiểm là xảy ra đột ngột với cường độ mạnh, giống như vừa có sấm sét đi qua đầu, đau tăng nặng dần và không giảm khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc thông thường. Đau đầu sấm sét có thể đạt cường độ đau đỉnh điểm trong khoảng thời gian từ 1 – 5 phút. Mặc dù, những cơn đau này biến mất ngay sau đó, tuy nhiên chúng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng như chấn thương não, xuất huyết não, hội chứng co thắt mạch não, tăng huyết áp đột ngột… (4)

Cách chẩn đoán đau đầu thứ phát

Để có thể chẩn đoán đau đầu thứ phát chính xác, người bệnh cần trải qua quá trình thăm khám lâm sàng và thực hiện một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng. (5)

1. Thăm khám lâm sàng

Trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm hiểu về các vấn đề như cường độ, vị trí, tần suất xuất hiện cơn đau, tình trạng đau đã kéo dài trong bao lâu, triệu chứng kèm theo (nếu có) là gì… Đồng thời, để xác định nguyên nhân gây đau đầu, bác sĩ có thể tìm hiểu về các yếu tố kích hoạt cơn đau như tính chất công việc, thói quen sinh hoạt, tiền sử mắc bệnh liên quan đến thần kinh trong gia đình, có lạm dụng bia rượu và chất kích thích không, lượng cà phê dùng trong một ngày là bao nhiêu… Bên cạnh việc mô tả chi tiết các vấn đề kể trên, người bệnh cần cung cấp thêm lịch sử điều trị bệnh của bản thân cùng với danh sách những loại thuốc đã và đang sử dụng trong thời gian gần đây (nếu có).

2. Xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi thu thập các thông tin lâm sàng cần thiết, bác sĩ tiến hành kiểm tra những chỉ số quan trọng trong cơ thể người bệnh, bao gồm đo huyết áp, thân nhiệt, cân nặng; thăm khám nội tạng (đặc biệt là hệ tim mạch); thăm khám đầu, cổ, mắt… Một số xét nghiệm cận lâm sàng mà bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Chụp x-quang xoang, cột sống cổ, hộp sọ.
  • Đo điện não đồ.
  • Chụp MRI, chụp CT scan vùng đầu cổ.
  • Chụp mạch máu não DSA…
chẩn đoán chứng đau đầu thứ phát
Người bệnh có thể thực hiện các chỉ định cận lâm sàng để giúp bác sĩ chẩn đoán chứng đau đầu thứ phát

Cách điều trị đau đầu thứ phát

Điều trị đau đầu thứ phát bằng cách nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân và yếu tố kích hoạt cơn đau. Chỉ khi xác định được nguyên nhân gây đau đầu, bác sĩ mới có thể đưa ra hướng điều trị hiệu quả, bao gồm:

  • Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như thuốc giảm đau thông thường, kháng sinh nếu có nhiễm trùng và các thuốc tùy theo các nguyên nhân đặc hiệu. Tuy nhiên, để chữa trị đau đầu thứ phát bằng thuốc một cách an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Bởi vì, việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến chứng đau đầu mạn tính và các biến chứng nguy hiểm khác như suy gan, suy thận, chảy máu dạ dày và bỏ sót nguyên nhân đau đầu quan trọng.
  • Điều trị bệnh lý gây đau đầu thứ phát: Khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh lý tiềm ẩn gây đau đầu. Điều này giúp điều trị dứt điểm tình trạng đau đầu thứ phát một cách hiệu quả.
điều trị đau đầu thứ phát
Dựa vào nguyên nhân gây đau đầu thứ phát, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả

Cách phòng ngừa đau đầu thứ phát

Những cơn đau đầu thứ phát thường bắt nguồn từ bệnh lý, do đó mỗi người cần duy trì sức khỏe tốt, thăm khám và điều trị bệnh liên quan kịp thời để bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố nguy cơ. Một số lưu ý quan trọng bao gồm:

  • Duy trì thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh và áp dụng chế độ ăn uống khoa học.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại như chất kích thích, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn…
  • Quan tâm nhiều hơn đến chất lượng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ giấc (từ 6 – 8 tiếng/ngày). Nếu gặp các vấn đề như ngủ chập chờn, mất ngủ… bạn cần sớm đến bệnh viện thăm khám.
  • Học cách tư duy tích cực, giữ vững tinh thần lạc quan vui vẻ để phòng tránh bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu…

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ:

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng đau đầu thứ phát. Nếu bản thân thường xuyên bị đau đầu, cường độ đau ngày một gia tăng, người bệnh cần sớm đến bệnh viện thăm khám. Đồng thời, không được tự ý sử dụng thuốc hoặc các liệu pháp giảm đau truyền miệng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send