Image

Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng có thai – Có gì khác nhau?

Phân biệt dấu hiệu đau bụng kinh và đau bụng có thai

Mặc dù có nhiều triệu chứng khá tương đồng nhưng nếu để ý kỹ hơn, chị em sẽ dễ dàng phân biệt được các dấu hiệu đau bụng kinh và đau bụng có thai. (1)

1. Đau bụng kinh

Khi bị đau bụng kinh, chị em sẽ cảm thấy đau âm ỉ và co thắt ở vùng bụng dưới. Cơn đau thường bắt đầu khoảng 24-48 giờ trước kỳ kinh hoặc ngay khi có kinh nguyệt và giảm dần trong vòng 48 giờ sau khi có kinh, mức độ đau cao nhất rơi vào ngày có lượng máu kinh nhiều nhất.

Ngoài đau bụng dưới, chị em có thể thấy cơn đau lan ra vùng lưng dưới và đùi, kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thậm chí là tiêu chảy. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hơn ½ phụ nữ bị đau bụng kinh mỗi tháng, cơn đau sẽ bắt đầu khi nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt, sau đó giảm dần theo tuổi và có thể được cải thiện hoặc chấm dứt hoàn toàn sau khi sinh con.

cơn đau kéo dài từ 24h - 48h
Cơn đau bụng kinh thường kéo dài 24-48 giờ, sau đó giảm dần và hết hoàn toàn khi sạch kinh

Bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo cho biết, nguyên nhân gây đau bụng kinh là do trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ tăng sản xuất một chất hóa học trung gian là prostaglandin. Chất này kích thích tử cung tăng cường hoạt động co bóp để đẩy lớp niêm mạc tử cung ra khỏi cơ thể, vì thế chị em sẽ thấy đau ở bụng dưới. (2)

Tuy nhiên, đau bụng kinh cũng có thể xuất phát từ việc mắc một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hẹp cổ tử cung, viêm vùng chậu…

2. Đau bụng do mang thai

Nếu chị em cảm thấy đau lâm râm ở bụng dưới, vị trí đau lệch sang một bên, cơn đau tăng lên khi đứng quá lâu hoặc khi cười, hắt hơi… đó có thể là dấu hiệu của thai nhi đang làm tổ trong tử cung. Khi mang thai tử cung sẽ mở rộng khiến dây chằng và cơ nâng đỡ tử cung bị căng ra, vì thế chị em sẽ thấy đau. Lúc này chị em có thể sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đến ngay cơ sở y tế uy tín để làm các kiểm tra cần thiết, xác định chắc chắn việc mang thai.

Cần lưu ý rằng, trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ), tình trạng đau bụng có thể bình thường vì đó là kết quả của những thay đổi tự nhiên của cơ thể mẹ theo sự phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu bị đau bụng liên tục, không giảm sau khi nghỉ ngơi, hoặc kèm theo ra máu, ra dịch âm đạo bất thường, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời bởi đó có thể là dấu hiệu của nhiều tai biến sản khoa nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai hoặc sảy thai…

sử dụng que thử thai tại nhà
Chị em có thể sử dụng que thử thai tại nhà để kiểm tra việc mang thai

Bác sĩ Thanh Thảo cũng chia sẻ một số dấu hiệu đặc trưng chỉ xuất hiện ở phụ nữ mang thai giúp chị em sớm nhận biết, bao gồm: (3)

  • Trễ kinh: Đây là dấu hiệu nhận biết sớm nhất, nếu kinh nguyệt đến muộn hơn so với chu kỳ thông thường thì có thể chị em đã mang thai. Khi mang thai, chị em có thể xuất hiện một ít máu ở quần lót, không kèm dịch, không có mùi hôi khó chịu, chỉ kéo dài 1-2 ngày rồi biến mất… đó chính là máu báo thai.
  • Ốm nghén: Trong những ngày hành kinh đầu tiên chị em có thể bị buồn nôn và nôn, đó là triệu chứng bình thường sẽ giảm dần và chấm dứt sau khi sạch kinh. Tuy nhiên, nếu đã hết ra máu âm đạo mà triệu chứng buồn nôn không thuyên giảm, thậm chí ngày nặng hơn, nhạy cảm với mùi thức ăn… thì đó có thể là triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai.
  • Nhũ hoa sẫm màu và to hơn: Khi đến kỳ kinh nguyệt chị em sẽ thấy bầu ngực to và căng tức, tuy nhiên nếu mang thai chị em sẽ thấy bầu ngực tăng to hơn, nhũ hoa to hơn và chuyển màu sẫm hơn, vùng da quanh nhũ hoa cũng lan rộng hơn và chuyển màu sẫm hơn so với bình thường. Đó chính là sự phát triển tự nhiên của tuyến vú để chuẩn bị cho quá trình tiết sữa cho bé bú sau này.

Cần làm gì để giảm cơn đau bụng có thai và đau bụng kinh?

Sau khi xác định cơn đau do đau bụng kinh và đau bụng mang thai, chị em có thể tham khảo những biện pháp giảm thiểu sự khó chịu của cơn đau được liệt kê dưới đây. (4)

1. Cách giảm đau bụng kinh

Để giảm cơn đau khi hành kinh, chị em có thể áp dụng những cách sau:

  • Chườm ấm bụng dưới và lưng bằng túi giữ nhiệt, chai nước ấm hoặc dùng miếng dán chuyên dụng.
  • Tắm nước ấm.
  • Uống nhiều nước ấm, tối thiểu 2 lít nước ấm trong những ngày hành kinh.
    Massage vùng bụng, có thể sử dụng thêm tinh dầu hoặc rượu gừng để tăng hiệu quả nhanh chóng.
  • Áp dụng các liệu pháp thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu… để giải tỏa tâm trạng, tránh căng thẳng và mệt mỏi.
  • Thực hiện ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là các nhóm thực phẩm giàu vitamin B, kali, magie…
  • Tránh thực phẩm cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ.
  • Tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia, caffeine, hút thuốc lá…

Khi cơn đau vượt ngưỡng chịu đựng, chị em hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và đúng cách. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc để tránh những biến chứng đáng tiếc.

chế độ ăn giúp giảm tình trạng đau bụng
Chị em cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện tình trạng đau bụng kinh cũng như đau bụng khi mang thai

Cách giảm đau bụng khi mang thai

Khi mang thai nếu bị đau bụng dưới ở mức độ nhẹ và không có triệu chứng khác lạ, chị em hãy áp dụng các mẹo sau để giảm cơn đau:

  • Massage nhẹ nhàng vùng bụng, tắm nước ấm và hạn chế mặc quần áo bó sát.
  • Không đứng quá lâu, khi ngồi hãy kê chân bằng một chiếc ghế thấp.
  • Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu.
  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, nên lựa chọn những môn phù hợp cho mẹ bầu và thực hiện ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
  • Duy trì tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng hoặc áp lực kéo dài.
  • Nếu nhận thấy cơn đau kéo dài kèm theo các triệu chứng lạ, chị em cần thăm khám ngay để được kiểm tra tìm nguyên nhân.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù đau bụng kinh là hiện tượng bình thường xuất hiện vào mỗi kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đau bụng kinh liên quan đến bệnh lý. Vì thế, nếu bị đau bụng kinh dữ dội đi kèm các triệu chứng bất thường như đau dai dẳng và kéo dài sau sạch kinh, cơn đau tăng dần không có dấu hiệu thuyên giảm… chị em cần thăm khám ngay.

Bên cạnh đó, mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên là thời điểm vô cùng nhạy cảm, cơn đau bụng dưới trong giai đoạn này có thể bình thường, cũng có thể do mắc bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, chị em không được chủ quan, nên đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm, nhất là mẹ bầu có tiền sử mang thai ngoài tử cung, tiền sản giật, nhau bong non, sảy thai hoặc sinh non.

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống PlinkCare quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám và điều trị cá thể hóa… giúp phát hiện sớm và điều trị các vấn đề sức khỏe phụ khoa hiệu quả và toàn diện nhất.

Trong tình huống đau bụng dưới khi mang thai, bác sĩ Sản Phụ khoa sẽ thực hiện các kiểm tra cần thiết nhằm xác định có phải là dấu hiệu dọa sảy thai hay không, qua đó hướng dẫn mẹ bầu cách theo dõi và chăm sóc thai kỳ an toàn, khỏe mạnh nhất.

Hệ thống PlinkCare triển khai đa dạng dịch vụ thai sản chất lượng như gói thai sản trọn gói, gói thai sản theo yêu cầu, gói sinh con trọn gói… Mẹ bầu được thăm khám và theo dõi thai kỳ bởi chuyên gia Sản Phụ khoa hàng đầu, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, quá trình sinh nở nhẹ nhàng, vượt cạn an toàn, mẹ tròn con vuông.

bác sĩ trung tâm sản phụ khoa
Đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại Trung tâm Sản Phụ khoa PlinkCare TP.HCM

Để đặt hẹn khám và tư vấn bởi các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống PlinkCare, chị em vui lòng liên hệ đến:

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp chị em phân biệt được đau bụng kinh và đau bụng có thai. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống PlinkCare để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send