Image

Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không? Ưu và nhược điểm

Tinh hoàn nhân tạo là gì?

Tinh hoàn nhân tạo (testicular prosthesis) là bộ phận mô phỏng hình dáng tinh hoàn thật, mục đích thay thế vị trí tinh hoàn thật bị mất sau khi điều trị bệnh, dị dạng do bệnh hoặc bẩm sinh hay do chấn thương vật lý. Tinh hoàn nhân tạo được làm từ silicon, bên trong chưa đầy dung dịch nước muối, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận an toàn cho sức khỏe người bệnh. (1)

Tinh hoàn nhân tạo có nhiều kích thước, khối lượng khác nhau. Trước khi cấy ghép, bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn tinh hoàn nhân tạo tương ứng với tinh hoàn thật để mang lại cảm giác tốt nhất cho người bệnh.

Về chức năng, tinh hoàn nhân tạo không có khả năng sản sinh hormone testosterone, sản xuất tinh trùng như tinh hoàn thật. Tuy nhiên, tinh hoàn nhân tạo có ý nghĩa xoa dịu mặc cảm, tự ti ở nam giới không may bị thiếu một bên hoặc toàn bộ 2 tinh hoàn, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống người bệnh.

Tinh hoàn nhân tạo
Tinh hoàn nhân tạo

Đặt tinh hoàn nhân tạo là gì?

Đặt tinh hoàn nhân tạo là phẫu thuật nhằm đưa tinh hoàn nhân tạo thay thế vào vị trí tinh hoàn thật bị mất trong bìu. Ca phẫu thuật cấy ghép tinh hoàn nhân tạo đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào năm 1939 tại New York, Mỹ.

Trong số các nguyên nhân cấy ghép tinh hoàn nhân tạo, có 35% số trường hợp do teo/ẩn tinh hoàn bẩm sinh, 23% trường hợp nhằm thay thế tinh hoàn bị cắt bỏ sau điều trị ung thư, 17% trường hợp do xoắn tinh hoàn, 16% trường hợp do ung thư tuyến tiền liệt di căn, 8% do viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn và chỉ 1% do chấn thương. (2)

Phẫu thuật cấy ghép tinh hoàn nhân tạo không giúp phục hồi chức năng của tinh hoàn thật không may bị mất nhưng giúp tái tạo hình dáng và khôi phục cảm giác ở bìu, ngăn chặn bìu co rút.

Ngoài ra, việc đặt tinh hoàn nhân tạo có thể ví như “liệu pháp tâm lý” bởi giúp những người đàn ông phải cắt bỏ tinh hoàn để điều trị bệnh hoặc không may mất đi tinh hoàn do tai nạn ổn định tinh thần, chữa lành tổn thương tâm lý do thiếu mất phần cơ thể vô cùng quan trọng của nam giới.

Cơ chế hoạt động của tinh hoàn nhân tạo

Tinh hoàn nhân tạo là một khối hình bầu dục (hoặc hình trứng) làm từ silicone chưa đầy dung dịch nước muối. Khi đặt tinh hoàn nhân tạo vào bên trong bìu (túi da chứa 2 tinh hoàn) giúp lấp đầy khoảng trống do thiết tinh hoàn thật.

cơ chế hoạt động tinh hoàn nhân tạo
Đặt tinh hoàn nhân tạo giúp lấp đầy khoảng trống do tinh hoàn thật mất đi

Khi nào nên lựa chọn đặt tinh hoàn nhân tạo?

Đặt tinh hoàn nhân tạo hoàn toàn là lựa chọn của người bệnh. Bác sĩ sẽ tư vấn và hỏi quyết định của người bệnh có mong muốn đặt tinh hoàn nhân tạo sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn hay không. Nếu người bệnh đồng ý, bác sĩ sẽ lựa chọn loại tinh hoàn nhân tạo phù hợp để cấy ghép cho người bệnh. Những trường hợp có thể thực hiện cấy ghép tinh hoàn nhân tạo bao gồm:

  • Tinh hoàn bị dị dạng, teo tinh hoàn, tinh hoàn ẩn bẩm sinh.
  • Cắt bỏ tinh hoàn do xoắn tinh hoàn không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, hoại tử tinh hoàn.
  • Tinh hoàn đã bị cắt bỏ do nhiễm trùng.
  • Do gặp tai nạn ở vùng bìu khiến tinh hoàn bị tổn thương nghiêm trọng phải cắt bỏ.
  • Cắt bỏ tinh hoàn để điều trị ung thư tinh hoàn.
  • Là một phần của phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam.
Đặt tinh hoàn nhân tạo hay không là lựa chọn của người bệnh
Đặt tinh hoàn nhân tạo hay không là lựa chọn của người bệnh

Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không?

Có. Tinh hoàn nhân tạo có cấu tạo gồm lớp vỏ silicone và dung dịch nước muối bên trong. Thành phần này đã được FDA chứng nhận an toàn cho sức khỏe người bệnh được cấy ghép, kể cả khi cấy ghép tiến hành ngay sau phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn điều trị bệnh. (3)

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật đặt tinh hoàn nhân tạo

Giống như mọi phẫu thuật, cấy ghép tinh hoàn nhân tạo tồn tại ưu và nhược điểm nhất định, bao gồm:

1. Ưu điểm

  • Thời gian phẫu thuật ngắn, khoảng 30 – 60 phút.
  • Tinh hoàn nhân tạo đáp ứng tốt với cơ thể người bệnh, nguy cơ đào thải, biến chứng rất thấp.
  • Ít đau, ít chảy máu.
  • Người bệnh phục hồi nhanh.
  • Giúp xoa dịu tâm lý người bệnh.

2. Nhược điểm

  • Không giúp người bệnh phục hồi khả năng sản xuất tinh trùng và sản sinh nội tiết tố nam testosterone.

Tác dụng phụ có thể gặp khi lựa chọn đặt tinh hoàn nhân tạo

Có một số tác dụng phụ, biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện cấy ghép tinh hoàn nhân tạo, bao gồm:

  • Đau nhẹ, khó chịu trong 24 – 48 giờ sau phẫu thuật.
  • Chảy máu.
  • Nhiễm trùng.
  • Sưng, phù nề, tụ dịch vùng bìu.
  • Hình thành sẹo xung quanh tinh hoàn nhân tạo.
  • Tinh hoàn nhân tạo lạc vị trí cấy ghép ban đầu.
  • Vỡ hoặc rò rỉ dịch bên trong tinh hoàn nhân tạo.
  • Cơ thể không dung nạp tinh hoàn nhân tạo.
  • Kết quả sau phẫu thuật không làm người bệnh hài lòng.

Những tác dụng phụ, nguy cơ nêu trên có thể giảm thiểu khi chọn thực hiện đặt tinh hoàn nhân tạo tại một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép, có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Nam khoa giàu kinh nghiệm và được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại.

Đối tượng nào có thể đặt tinh hoàn nhân tạo?

Cấy ghép tinh hoàn là lựa chọn của người bệnh. Những trường hợp sau có thể chọn thực hiện phẫu thuật này:

  • Người bệnh phải cắt bỏ tinh hoàn sau điều trị ung thư tinh hoàn.
  • Người bệnh bị xoắn tinh hoàn dẫn đến hoại tử.
  • Người bệnh bị nhiễm trùng tinh hoàn phải cắt bỏ tinh hoàn và đã điều trị xong nhiễm trùng.
  • Người bị mất tinh hoàn do dị tật bẩm sinh như teo tinh hoàn hay tinh hoàn ẩn.
  • Người không may gặp tai nạn nghiêm trọng ở vùng bìu khiến tinh hoàn bị tổn thương không thể khôi phục.
  • Phụ nữ có mong muốn được chuyển giới thành nam giới.

Ngoài ra, những trường hợp không nên thực hiện phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo bao gồm:

  • Người chưa điều trị dứt điểm nhiễm trùng tinh hoàn hoặc nhiễm trùng tại bộ phận bất kỳ trên cơ thể.
  • Người bệnh có bệnh toàn thân nghiêm trọng, không đáp ứng gây tê, gây mê để phẫu thuật như: bệnh tăng huyết áp, rối loạn đông máu, suy tim nặng, suy hô hấp, bệnh nội tiết chưa ổn định…
Xoắn tinh hoàn là dị tật bẩm sinh nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn nếu không cấp cứu kịp thời
Xoắn tinh hoàn là dị tật bẩm sinh nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn nếu không cấp cứu kịp thời

Quy trình đặt tinh hoàn nhân tạo

Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo đòi hỏi cao ở kinh nghiệm, tay nghề của phẫu thuật viên do cần đặt một vật ngoại lai vào cơ thể người bệnh. Vì vậy, cần có quy trình phẫu thuật nghiêm ngặt bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Bác sĩ khám, đánh giá ban đầu điều kiện sức khỏe, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người bệnh. Bác sĩ giải thích cho người bệnh hiểu về phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo để người bệnh đưa ra quyết định cuối cùng.
  • Bước 2: Sau khi thống nhất ý kiến với người bệnh, bác sĩ cho người bệnh làm bộ xét nghiệm trước phẫu thuật nhằm chắc chắn tình trạng sức khỏe người bệnh có thể đáp ứng cuộc phẫu thuật.
  • Bước 3: Người bệnh nhập viện trước phẫu thuật 1 ngày để bác sĩ theo dõi sức khỏe.
  • Bước 4: Sát trùng và tiến hành phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo.
  • Bước 5: Theo dõi sức khỏe, chăm sóc vết thương của người bệnh sau phẫu thuật, cho người bệnh xuất viện nếu tình trạng sức khỏe ổn định trong 48 – 72 giờ sau phẫu thuật.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi đặt tinh hoàn nhân tạo

Dù là một phẫu thuật nhỏ, vết thương không lớn nhưng người bệnh cần chú ý chăm sóc vết thương tốt nhất để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
  • Uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ trong vòng 24 – 48 giờ đầu sau phẫu thuật để giảm bớt cơn đau, cảm giác khó chịu.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm (nếu có) theo kê đơn của bác sĩ.
  • Không tự ý tháo băng vết thương nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi đi tiểu cần cẩn thận, tránh để nước tiểu tiếp xúc với băng gạc.
  • Không vận động mạnh, mang vác vật nặng tập tạ, chơi các môn thể thao cường độ cao như: bóng đá, bơi lội, đạp xe, chạy bộ… trong ít nhất 30 ngày sau phẫu thuật.
  • Không mặc đồ lót, mặc quần rộng, thoải mái, mềm để tránh cọ vào vết thương.
  • Bỏ hút thuốc lá, chất gây nghiện; hạn chế bia rượu.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất nhằm đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Nam giới phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo cần chú ý chăm sóc tốt vết thương để thúc đẩy quá trình phục hồi
Nam giới phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo cần chú ý chăm sóc tốt vết thương để thúc đẩy quá trình phục hồi

Câu hỏi liên quan

1. Đặt tinh hoàn nhân tạo bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo phụ thuộc vào loại tinh hoàn nhân tạo được lựa chọn để cấy ghép cho người bệnh. Bác sĩ sẽ khám, đánh giá rồi tư vấn lựa chọn tối ưu cho người bệnh.

2. Đặt tinh hoàn nhân tạo ở đâu tốt?

Khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, PlinkCare TP.HCM quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trong điều trị các bệnh Nam khoa.

Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ không ngừng trau dồi, cập nhật các kỹ thuật điều trị mới, hiện đại trên thế giới như: phẫu thuật cắt bao quy đầu bằng công nghệ Stapler tiên tiến nhất hiện nay, ít xâm lấn, nhanh chóng, không đau; phẫu thuật thắt ống dẫn tinh giúp nam giới san sẻ gánh nặng sinh nở với vợ, đặt tinh hoàn nhân tạo; điều trị rối loạn cương dương; điều trị suy giảm nội tiết tố nam…

Nam giới băn khoăn, chưa hiểu rõ về phương pháp đặt tinh hoàn nhân tạo có thể đến khám riêng với đội ngũ bác sĩ khoa Nam học, PlinkCare TP.HCM. Các bác sĩ luôn sẵn sàng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và tư vấn, giúp bạn an tâm và tự tin hơn trong quyết định của mình.

Đặt tinh hoàn nhân tạo tại PlinkCare

Người bệnh đặt tinh hoàn nhân tạo tại khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, PlinkCare TP.HCM sẽ được đội ngũ bác sĩ khám, tư vấn, chăm sóc tận tình, đảm bảo sự riêng tư, giúp người bệnh an toàn khi lựa chọn điều trị tại PlinkCare TP.HCM.

Với hệ thống phòng mổ hiện đại tiêu chuẩn 5 sao, được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị tân tiến hỗ trợ phẫu thuật như: hệ thống máy nội soi Olympus công nghệ Đức, hệ thống phẫu thuật nội soi 3D/4K Karl Storz của Đức, máy chụp X-quang di động C-arm, máy MRI 3 tesla thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, hệ thống máy siêu âm 3D đàn hồi Real-time Tissue Elastography tiên tiến nhất thế giới… mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, rút ngắn thời gian phục hồi, giảm thiểu tối đa biến chứng sau phẫu thuật.

Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo dù không có ý nghĩa về mặt điều trị y khoa nhưng giúp xóa mờ rào cản tâm lý do khiếm khuyết một phần cơ thể của người bệnh. Dù kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng nhưng đòi hỏi cao tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. Do đó, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế có khoa Nam học uy tín để thực hiện phẫu thuật này an toàn, đạt kết quả tối ưu.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send