Image

Co thắt tâm vị: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Co thắt tâm vị là gì?

bệnh co thắt tâm vị

Co thắt tâm vị có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là tuổi trung niên. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện ở những người thường xuyên lo âu, dễ xúc động hoặc có thói quen ăn vội.

Nguyên nhân gây co thắt tâm vị

Co thắt tâm vị là do sự thoái hóa tiến triển của những tế bào hạch trong đám rối thần kinh thực quản tại thành thực quản, dẫn tới không thể giãn cơ thắt thực quản dưới, đi kèm mất nhu động ở đoạn xa.

Nguyên nhân gây thoái hóa tế bào hạch thần kinh vẫn chưa rõ ràng. Bệnh có thể do nhiễm trùng hay nguyên nhân tự miễn…

Triệu chứng co thắt tâm vị

Người bệnh co thắt tâm vị thường có các triệu chứng như:

  • Nuốt khó: Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi nuốt hay cảm thấy thức ăn bị mắc kẹt trong thực quản. Tình trạng nuốt khó xảy ra với cả thức ăn đặc và thức ăn lỏng.
  • Nôn ọe: Nôn ọe thức ăn chưa tiêu hóa là triệu chứng phổ biến ở người bệnh co thắt tâm vị. Triệu chứng này thường xuất hiện nhiều giờ sau bữa ăn. Nôn ọe vào ban đêm có biểu hiện như ho lúc ngủ, phát hiện thức ăn trên gối hay trên áo ngủ khi thức dậy. Nôn ọe lúc ngủ là tình trạng đáng lo ngại vì có thể dẫn tới viêm phổi hít do hít sặc thức ăn.
  • Đau, khó chịu ở ngực: Người bệnh có thể cảm thấy đau ngực sau xương ức hoặc cảm giác đè ép ở ngực, đặc biệt là sau khi nuốt. Thường xuyên đau nhói ở vùng ngực với nguyên nhân không rõ ràng.
  • Những triệu chứng khác như ợ nóng, sụt cân.

triệu chứng co thắt tâm vị

Biến chứng của co thắt tâm vị

Khi xuất hiện các triệu chứng co thắt tâm vị, người bệnh nên nhanh chóng đi khám ngay để có biện pháp can thiệp sớm, ngăn ngừa các biến chứng nặng. Nếu trì hoãn điều trị, bệnh diễn tiến có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Viêm loét thực quản do ứ đọng thức ăn lâu ngày
  • Suy dinh dưỡng do mắc nghẹn, không ăn uống được
  • Viêm phổi hít do nôn ọe
  • Ung thư hoá ở vùng viêm mạn tính.

Chẩn đoán co thắt tâm vị

Khi khám, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp thông tin về các triệu chứng gặp phải như nuốt khó, nôn ọe, đau tức ở ngực, ợ nóng, sụt cân.

1. Chẩn đoán cận lâm sàng

Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ có thể tiến hành khám cận lâm sàng cho người bệnh thông qua những phương pháp như:

  • Chụp X-quang thực quản có uống thuốc cản quang: Đây là phương pháp có giá trị chẩn đoán trong các trường hợp điển hình thực quản giãn chứa nhiều thức ăn và dịch, mất nhu động, vùng tâm vị hẹp nhỏ giống hình mỏ chim. Thuốc cản quang sẽ tồn tại trong thực quản lâu hơn. Bác sĩ có thể theo dõi hình ảnh động của thực quản người bệnh trên màn tăng sáng X-quang.
  • Nội soi thực quản – dạ dày: Bác sĩ sẽ đưa xuống thực quản của người bệnh một ống mềm, hẹp có gắn camera (ống nội soi) để quan sát bên trong thực quản. Phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ loại trừ những tổn thương ung thư (ác tính) cũng như đánh giá tình trạng co thắt thực quản ở người bệnh.
  • Đo áp lực thực quản: Phương pháp chẩn đoán này sẽ đo mức độ và thời gian xảy ra những cơn co thắt và thư giãn của cơ thắt thực quản dưới (LES). Việc cơ LES không giãn ra để đáp ứng động tác nuốt và không ghi nhận sóng nhu động dọc theo thực quản được xem là một xét nghiệm dương tính đối với bệnh co thắt tâm vị. Đây chính là xét nghiệm “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán bệnh co thắt tâm vị.

2. Chẩn đoán phân biệt

Khi người bệnh xuất hiện triệu chứng nuốt khó, bác sĩ cần phân biệt với:

  • Ung thư thực quản: Tình trạng nuốt khó tăng dần, trong thời gian ngắn nuốt khó tăng rất nhanh. Lúc này, nội soi giúp chẩn đoán xác định ung thư thực quản.
  • Ung thư vùng tâm vị: Tình trạng nuốt khó tăng dần, trong thời gian ngắn nuốt khó tăng nhanh. Khi đó, nội soi thực quản thường không giãn, thấy tổn thương sùi loét hay thâm nhiễm cứng ở tâm vị.
  • Rối loạn co bóp thực quản: Tình trạng nuốt khó xuất hiện từng lúc. Kết quả chụp X-quang cho thấy thực quản tăng co bóp và thuốc lưu thông tốt. Phương pháp nội soi không thấy hình ảnh ứ đọng ở thực quản.
  • Hẹp thực quản do các nguyên nhân khác
  • Các tổn thương ở trung thất, gây chèn ép thực quản

Cách điều trị co thắt tâm vị

1. Điều trị bằng thuốc

Đối với các trường hợp co thắt tâm vị nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc isosorbid nitrat ngậm dưới lưỡi trước khi ăn khoảng 10 – 15 phút, thuốc chẹn kênh calci giúp làm giãn cơ thắt dưới, làm giảm triệu chứng nuốt khó. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời trong giai đoạn đầu, không còn tác dụng về sau. Tránh dùng nifedipin tác dụng ngắn vì có thể xuất hiện các dụng phụ không mong muốn như hạ huyết áp nghiêm trọng, biến chứng thiếu máu.

chữa co thắt tâm vị bằng thuốc

2. Nong cơ vòng dưới thực quản bằng bóng hơi

Phương pháp nong cơ vòng dưới thực quản bằng bóng hơi trong được áp dụng phổ biến trên thế giới. Bóng hơi điều trị có nhiều loại, đường kính khác nhau như 3cm; 3,5cm; 4cm. Người bệnh có thể nong 1 – 3 lần (nếu tái phát).

Ưu điểm của phương pháp điều trị co thắt tâm vị này là thời gian thực hiện 5 – 7 phút, cho hiệu quả nhanh. Thông thường, sau một ngày, người bệnh sẽ không còn bị nuốt nghẹn, thoát khỏi ách tắc với tỷ lệ gần như tuyệt đối. Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp này là có kết quả dài hạn với tỷ lệ tái phát cao hơn so với phẫu thuật.

3. Phẫu thuật

Người bệnh sẽ được cắt đứt cơ vòng dưới thực quản, giúp làm giảm áp lực cơ vòng dưới.

Hiện nay, phẫu thuật này chủ yếu được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi đường bụng, nội soi qua đường miệng (POEM). Phần lớn người bệnh sau cắt cơ vòng dưới qua phẫu thuật nội soi đều có triệu chứng trào ngược. Hướng xử trí: Quá trình chống trào ngược được thực hiện bằng nhiều phương pháp gồm Dor, Toupet, Nissan…, giúp phục hồi hàng rào chống trào ngược, làm giảm triệu chứng sau phẫu thuật. Đối với trường hợp cắt cơ vòng dưới thực quản phương pháp POEM, bác sĩ chỉ cắt cơ vòng, không tiến trình chống trào ngược.

Ngoài ra, việc tạo lập và duy trì thói quen ăn uống hợp lý, lành mạnh và đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Trong chế độ ăn uống cần lưu ý:

  • Ăn các thức ăn lỏng, vừa ấm, đủ calo; lưu ý nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần để dùng trong ngày
  • Khi nuốt nên ưỡn cổ ra phía sau, thở ra mạnh hơn để giúp thức ăn dễ dàng di chuyển xuống dạ dày
  • Hạn chế ăn khi sắp tới giờ ngủ tối, tránh tình trạng trào ngược thức ăn
  • Tránh uống nước quá lạnh hoặc quá nóng
  • Không uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khi mắc bệnh và đang trong giai đoạn điều trị
  • Hạn chế dùng một số loại gia vị như tỏi, hành trong chế độ ăn uống của người bệnh co thắt tâm vị
co thắt tâm vị ăn gì
Người bệnh nên dùng những món ăn lỏng, vừa ấm

Tiên lượng bệnh co thắt tâm vị

Tiên lượng bệnh co thắt tâm vị sẽ thay đổi tùy theo triệu chứng của mỗi người bệnh có sau điều trị. Nhiều phương pháp điều trị bệnh đôi khi cần thiết.

Thông thường, tỷ lệ thành công sẽ giảm theo từng lần nong kế tiếp. Vì thế, bác sĩ có thể tìm kiếm giải pháp thay thế nếu một số lần nong không thành công, chỉ tối đa 3 lần. Nong thất bại có thể chuyển sang mổ và ngược lại.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng co thắt tâm vị, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để được kiểm tra và tư vấn. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển, hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, nhờ đó mau chóng phục hồi sức khỏe. (1)

Cách phòng ngừa co thắt tâm vị

Hiện nguyên nhân gây bệnh co thắt tâm vị không rõ ràng, không rõ các yếu tố nguy cơ để phòng tránh. Tuy nhiên, việc thăm khám và điều trị sớm có thể giúp người bệnh ngăn ngừa những biến chứng nặng. Vì thế, khi có những triệu chứng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt để có hướng xử trí kịp thời, rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi.

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (PlinkCare TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (PlinkCare Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Hệ thống PlinkCare quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống PlinkCare, xin vui lòng liên hệ:

Bệnh co thắt tâm vị nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh. Người bệnh khi càng trì hoãn điều trị, cơ thể sẽ càng khó chịu, đau nhức, không ăn uống nhiều. Lâu dần, người bệnh sẽ bị sút cân, gầy yếu, dễ tới tình trạng suy dinh dưỡng. Cơ thể khi bị thiếu chất trầm trọng sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra nhiều bệnh lý khác nhau, dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send