Image

Có nên lưu trữ máu cuống rốn cho con? 7 lý do bố mẹ không nên bỏ qua

Lợi ích lưu trữ máu cuống rốn là điều mà bố mẹ nên quan tâm trước khi sinh bé. Tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể được sử dụng để chữa trị các căn bệnh nguy hiểm như bệnh máu ác tính, di truyền, tự miễn,… cho chính bản thân trẻ, người thân trong gia đình hoặc hiến tặng giúp đỡ người bệnh.

Lưu trữ máu cuống rốn là gì?

Khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, máu cuống rốn chảy trong hệ tuần hoàn thai nhi, có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất giúp thai nhi phát triển. Lượng máu còn sót lại có trong dây rốn và nhau thai ngay sau khi em bé chào đời sẽ được thu thập, xử lý và lưu trữ. Máu cuống rốn có chứa bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu và cả tế bào gốc tạo máu – tiềm năng để ghép và điều trị bệnh máu.

Lượng tế bào gốc từ máu cuống rốn được lưu trữ có thể giúp chữa trị nhiều căn bệnh nguy hiểm trong tương lai. Thế nhưng, hình thức lưu trữ này vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Do đó, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn băn khoăn chưa biết liệu có nên lưu trữ máu cuống rốn cho con không.

thu thập máu cuống rốn trẻ sơ sinh
Để lưu trữ máu cuống rốn, bác sĩ sẽ thu thập, lưu trữ lượng máu sót lại trong dây rốn và nhau thai ngay sau khi trẻ ra đời

Có nên lưu trữ máu cuống rốn cho con không?

Lưu trữ máu cuống rốn cho con là việc làm mang đến nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội, được khuyến khích thực hiện. Do đó, nếu bạn đọc đang băn khoăn có nên lưu trữ máu cuống rốn cho con không thì hãy xem xét đến các lợi ích điển hình sau đây: (1)

  • Mang đến cơ hội chữa trị bệnh hiểm nghèo cho những thành viên trong gia đình: Nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh máu ác tính hoặc bệnh liên quan đến hệ tạo máu thì bố mẹ nên cân nhắc lưu trữ máu cuống rốn cho con. Tế bào gốc máu cuống rốn có thể được dùng để chữa trị nhiều bệnh lý về máu nguy hiểm cho bản thân trẻ và người thân cùng huyết thống.
  • Hiến tặng cho người bệnh cần ghép tế bào gốc tạo máu: Nếu không dùng đến tế bào gốc máu cuống rốn thì vẫn có thể tặng cho người bệnh đang cần sử dụng. Loại tế bào gốc này có thể mang đến cơ hội chữa trị cho người mắc phải một số căn bệnh hiểm nghèo. Tương tự như hiến nội tạng, hiến tế bào gốc cũng là việc làm ý nghĩa với xã hội.

Ngoài ra, việc thu thập, lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cũng an toàn với cả sản phụ và trẻ sơ sinh, không tác động tiêu cực đến quá trình chuyển dạ, sinh nở. Quy trình thực hiện diễn ra nhanh chóng sau khi trẻ chào đời, không có bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe mẹ và bé.

lý do nên lưu trữ máu cuống rốn
Việc lưu trữ máu cuống rốn cũng mang đến cho người thân trong gia đình cơ hội được chữa bệnh hiểm nghèo

Lý do nên lưu trữ máu cuống rốn

Để đưa ra quyết định có nên lưu trữ máu cuống rốn cho con không, chắc hẳn bố mẹ sẽ cần cân nhắc, suy nghĩ kỹ hơn. Dưới đây là 7 lý do được đưa ra để khuyến khích phụ huynh lưu trữ máu cuống rốn cho con, mời bạn đọc tham khảo:

1. Bảo hiểm sinh học cho con trọn đời

Ngày nay với sự phát triển của y học, máu cuống rốn có thể được lưu trữ trong thời gian dài để dự phòng cho trường hợp cần sử dụng ở tương lai. Thế nên, hình thức lưu trữ máu cuống rốn được xem là một loại bảo hiểm sinh học trọn đời. Việc làm này là khoản đầu tư xứng đáng cho sức khỏe của bản thân trẻ và gia đình.

Không ai biết trước được liệu em bé sinh ra có thể mắc phải căn bệnh gì trong tương lai. Nếu chẳng may trẻ mắc bệnh cần điều trị bằng tế bào gốc thì tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ chính là nguồn phù hợp, mang đến lợi ích tối ưu. Bên cạnh đó, loại tế bào này còn có thể được dùng để chữa trị cho anh/em ruột hoặc người thân trong gia đình mắc phải một số bệnh về miễn dịch, huyết học,… Đây là lý do thiết thực để phụ huynh cân nhắc có nên lưu trữ máu cuống rốn cho con không.

2. Lưu trữ hệ miễn dịch dự phòng cho con

Tế bào gốc tạo máu được dùng để điều trị một số bệnh miễn dịch, làm chậm sự tiến triển của bệnh, hồi phục và thậm chí là lui bệnh hoàn toàn.

3. Nhiều bệnh lý có thể điều trị bằng máu cuống rốn

Theo nghiên cứu, máu cuống rốn có thể được ứng dụng để chữa trị hơn 80 loại bệnh khác nhau. Nổi bật phải kể đến là các căn bệnh về máu và cơ quan tạo máu như Thalassemia (tan máu bẩm sinh), đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, rối loạn sinh tủy, đa u tủy xương, u lympho, leukemia,… (2)

có nên lưu trữ tế bào máu cuống rốn
Máu cuống rốn giúp chữa trị nhiều bệnh lý huyết học là lý do điển hình để bố mẹ cân nhắc có nên lưu trữ tế bào máu cuống rốn cho con không

4. Hạn chế nguy cơ sinh ra phản ứng thải ghép

Khi trẻ được điều trị bệnh hiểm nghèo bằng tế bào gốc của chính mình thì không dẫn đến phản ứng miễn dịch, thải ghép, đảm bảo an toàn. Lúc này, không cần sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để hỗ trợ duy trì tế bào ghép, an toàn hơn cho người bệnh và giúp tiết kiệm chi phí.

Hơn nữa, nếu người thân trong gia đình mắc bệnh cần chữa trị bằng tế bào gốc thì khả năng phù hợp giữa tế bào gốc của trẻ với người bệnh sẽ cao hơn so với các mẫu tế bào được lấy từ người không có cùng huyết thống. Sự phù hợp hay không phù hợp giữa các tế bào ghép với người nhận được quyết định thông qua những yếu tố di truyền. Thế nên, tế bào của người thân trong gia đình có khả năng cao phù hợp với người bệnh có quan hệ huyết thống hơn. Đây cũng là lợi ích tiềm năng để phụ huynh cân nhắc xem có nên lưu trữ máu cuống rốn cho con không.

nên lưu trữ máu cuống rốn để chữa bệnh
Trẻ dùng tế bào gốc của chính mình để chữa bệnh không cần sử dụng thuốc ức chế miễn dịch

5. Lưu trữ máu cuống rốn đơn giản, dễ dàng

Trước đây, cuống rốn thường bị xem là rác thải y tế vì không có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, khi công nghệ tế bào gốc xuất hiện, phát triển thì cuống rốn được xem là nguồn cung cấp tế bào gốc an toàn, hữu ích. Lượng tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn có thể được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh lý nguy hiểm cho bản thân trẻ hay người thân trong gia đình.

Khi thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu, mức độ hòa hợp nhóm kháng nguyên bạch cầu là yếu tố quan trọng quyết định thành công của ca ghép. Tuy nhiên, khi sử dụng tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn mức độ phù hợp của máu cuống rốn yêu cầu thấp hơn, ít nghiêm ngặt hơn so với các nguồn cung cấp tế bào gốc khác. Việc lưu trữ máu cuống rốn cũng diễn ra dễ dàng và đơn giản.

6. Máu cuống rốn có thể lưu trữ lâu dài

Máu cuống rốn lưu trữ được trong thời gian dài cũng là ưu điểm, lý do thiết thực để bố mẹ cân nhắc xem có nên lưu trữ máu cuống rốn cho con không. Máu cuống rốn có thể được lưu giữ đông lạnh ở nhiệt độ dưới -150℃. Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra thời gian tối đa để lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn. Điều này đồng nghĩa với việc nếu gia đình có nhu cầu thì sẽ lưu trữ được máu cuống rốn trong thời gian dài. Chất lượng chung của máu cuống rốn được lưu trữ cũng không bị thay đổi theo thời gian.

7. Quá trình lấy máu cuống rốn an toàn tuyệt đối với mẹ và bé

Thời điểm phù hợp để thu thập máu cuống rốn thường là trước lúc xổ nhau. Lúc này, trẻ đã được sinh ra ngoài nhưng bánh nhau vẫn còn nằm bên trong tử cung của người mẹ. Kỹ thuật viên sẽ luồn kim vào tĩnh mạch cuống rốn để máu chảy vào túi có chứa chất chống đông. Kỹ thuật viên sẽ cố gắng lấy toàn bộ số máu trong cuống rốn. Quá trình lấy máu không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh. Sự an toàn của kỹ thuật này cũng là lý do để bố mẹ cân nhắc xem có nên lưu trữ máu cuống rốn cho con không.

nên lưu trữ máu cuống rốn an toàn cho trẻ
Quá trình lấy máu cuống rốn an toàn cho cả mẹ và bé

Ưu điểm của điều trị bệnh bằng tế bào gốc máu cuống rốn

Bố mẹ nên tìm hiểu thêm về các ưu điểm của việc chữa bệnh bằng tế bào gốc máu cuống rốn để cân nhắc xem có nên lưu trữ máu cuống rốn cho con không. Cụ thể, phương pháp điều trị này có những ưu điểm dưới đây:

  • Máu cuống rốn có nhiều tế bào gốc dạng nguyên thủy: Máu cuống rốn được lấy từ tĩnh mạch của dây rốn nên có chứa rất nhiều tế bào gốc. Khác với những tế bào gốc lấy ra từ tủy xương, máu ngoại vi, tế bào gốc máu cuống rốn là dạng nguyên thủy, chưa bị hư hại do đột biến, bệnh tật.
  • Có tiềm năng ứng dụng lớn: Nhờ sự phát triển vượt bậc của y học, tế bào gốc máu cuống rốn đã được dùng và có triển vọng chữa trị những căn bệnh đe dọa đến tính mạng, cải thiện chứng suy giảm miễn dịch,… Loại tế bào gốc này vẫn đang được các bác sĩ đầu ngành, nhà khoa học trên toàn thế giới tiếp tục nghiên cứu để phát triển, ứng dụng nhiều hơn nữa trong tương lai.
nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong tương lai
Tế bào gốc máu cuống rốn vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng nhiều hơn nữa trong tương lai

Lưu trữ máu cuống rốn tại PlinkCare

Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng mô, Hệ thống PlinkCare là cơ sở y tế uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ thu thập, lưu trữ máu cuống rốn. Tế bào gốc máu cuống rốn sẽ được lưu trữ ngay sau khi em bé chào đời tại PlinkCare. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng phối hợp với các đơn vị y tế khác để lưu trữ máu cuống rốn cho trẻ không ra đời ngay tại bệnh viện. Ngoài ra, Trung tâm cũng có thể chuyển giao tế bào gốc đến nhiều cơ sở y tế để đáp ứng quá trình chữa trị, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh một cách tối ưu.

Bên cạnh đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu, Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng mô – PlinkCare còn đầu tư hệ thống trang thiết bị tân tiến, hiện đại trong y sinh, giúp việc xử lý, phân tích, đánh giá chất lượng từng mẫu tế bào diễn ra chuẩn xác, điển hình gồm có: Hệ thống máy phân tích tế bào theo dòng chảy BD FACSCanto II, hệ thống xử lý tế bào gốc tạo máu tự động Sepax® 2, hệ thống thu nhận hình ảnh tế bào EVOS M5000,…

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tóm lại, có nên lưu trữ máu cuống rốn cho con hay không sẽ phụ thuộc vào quyết định của bố mẹ. Với những lợi ích mà tế bào gốc máu cuống rốn mang đến, hình thức lưu trữ này quả thật là việc làm hữu ích, rất đáng để phụ huynh cân nhắc thực hiện cho con.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send