
Chụp X quang cột sống cổ: Chẩn đoán bệnh gì? Quy trình ra sao?
Chụp X quang cột sống cổ thường được sử dụng trong trường hợp người bệnh gặp phải các vấn đề tổn thương tại vùng cột sống cổ. Vậy, kỹ thuật chụp X quang cột sống cổ có hại cho sức khỏe không? Quy trình thực hiện như thế nào?
Chụp X quang cột sống cổ là gì?
Chụp X quang cột sống cổ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quen thuộc có thể giúp bác sĩ phát hiện các triệu chứng lâm sàng của những bệnh lý hoặc tổn thương tại vùng cột sống cổ. Kỹ thuật chụp X-quang cột sống cổ sử dụng các chùm tia bức xạ X được phát từ thiết bị X-quang chiếu qua vùng cổ để tạo nên hình ảnh cấu trúc rõ nét của đốt sống cổ. Những vùng có cấu trúc dày đặc như xương sẽ hấp thụ ít tia X nên trên phim X-quang sẽ có màu trắng, trong khi đó các mô mềm như da, mạch máu, mỡ hấp thụ nhiều tia bức xạ hơn nên sẽ có màu xám đen trên phim X-quang.
Kỹ thuật X quang cột sống cổ sẽ chụp tổng cộng 7 đốt sống cổ (7 đốt sống đầu tiên của cột sống). Ảnh phim X-quang cột sống cổ sẽ giúp bác sĩ quan sát cấu trúc các đốt sống cổ và mô mềm xung quanh khu vực này.

Khi nào cần chụp X quang cột sống cổ?
Vùng cổ là bộ phận quan trọng trong cấu trúc cơ thể người, đồng thời bộ phận này rất dễ bị tổn thương do té ngã trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, chơi thể thao hoặc bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… Nếu vùng cổ bị chấn thương dẫn đến tình trạng nứt gãy sẽ khiến tủy sống bị tổn thương gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy ngay sau khi bị chấn thương hoặc phát hiện vùng cổ có biểu hiện bất thường, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để chụp X quang cột sống cổ theo chỉ định của bác sĩ.
Chụp X-quang cột sống cổ là kỹ thuật được áp dụng thường xuyên trong chẩn đoán tình trạng tổn thương ở vùng cổ như gãy xương cổ, trật khớp cổ,… hoặc khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh đang mắc phải các bệnh lý sau đây:
- Thoái hóa cột sống cổ.
- Loãng xương.
- Cột sống cổ bị biến dạng.
- Xương vùng cổ phát triển bất thường.
- Có khối u ở cổ hoặc dị vật bám ở đường thở hoặc cổ họng.

Các phương pháp chụp X quang cột sống cổ
1. Chụp X quang cột sống cổ tư thể chụp thẳng
Người bệnh chụp X-quang cột sống cổ tư thế thẳng cần phải ngồi hoặc đứng trước giá phim sao cho hướng mặt quay về phía bóng, 2 cánh tay xuôi dọc theo cơ thể, vùng gáy đặt sát vào tấm phim và cằm hơi ngửa ra.
Bác sĩ chụp X-quang sẽ điều chỉnh mặt phẳng chính diện vuông góc với trục cột sống cổ vào giữa phim chụp theo chiều dọc, bóng tia bức xạ X sẽ chiếu chếch lên đầu khoảng một góc khoảng 20 độ.
2. Chụp X quang cột sống cổ tư thế chụp nghiêng
Khi chụp X-quang cột sống cổ tư thế nghiêng, người bệnh sẽ ngồi hoặc đứng trước giá phim, hướng ngồi chếch về phía bóng, 2 cánh tay xuôi dọc theo cơ thể và 1 tay nắm cổ tay còn lại, phần gáy đặt sát phim chụp, cằm hơi ngửa ra.
Bác sĩ chụp X-quang sẽ điều chỉnh mặt phẳng chính diện sao cho vuông góc với trục cột sống cổ vào giữa phim chụp theo chiều dọc.
Quy trình chụp X quang cột sống cổ
1. Chuẩn bị gì trước khi X quang cột sống cổ?
Trước khi bắt đầu thực hiện kỹ thuật chụp X-quang cột sống cổ người bệnh sẽ được yêu cầu loại bỏ trang sức, đồ dùng kim loại khỏi cơ thể, bao gồm: kính mắt, máy trợ thính, dụng cụ thiết bị nha khoa, khuyên tai, khuyên mũi, khuyên lưỡi,… Nếu như gặp trở ngại trong việc loại bỏ các đồ dụng kim khỏi cơ thể, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chụp X-quang để được hỗ trợ sớm nhất. (1)
Ngoài ra, phụ nữ mang thai (nghi ngờ bản thân mang thai) là đối tượng hạn chế thực hiện chụp X-quang. Vì vậy, trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện chụp X-quang, người mang thai cần thông báo tình trạng của bản thân với bác sĩ, để có các biện pháp bảo vệ nhằm làm giảm lượng tia bức xạ hấp thụ vào cơ thể ở mức thấp nhất.
2. Thực hiện X quang cột sống cổ
Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng người bệnh sẽ được hướng dẫn di chuyển đến phòng chụp X-quang, phòng chụp X-quang cần đạt tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế quy định. Trong quá trình thực hiện, kỹ thuật viên chụp X-quang sẽ hướng dẫn để người bệnh nắm rõ các tư thế chụp, quy trình và các vấn đề cần lưu ý khác.
Kỹ thuật viên X-quang sẽ tiến hành điều chỉnh máy chụp đúng vị trí, đồng thời điều chỉnh lượng tia bức xạ X cần sử dụng sao cho phù hợp với quy định về an toàn sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo kết quả ảnh phim X-quang cột sống cổ rõ nét. Bác sĩ và kỹ thuật viên X-quang sẽ di chuyển vào buồng điều chỉnh thiết bị chụp. Tùy thuộc vào từng bệnh trạng bác sĩ chụp X-quang sẽ chọn tư thế chụp thích hợp nhất, trong đó 2 tư thế chụp X-quang cột sống cổ biến phổ biến nhất là chụp X-quang trước sau và chụp X-quang nghiêng.
Ngoài 2 tư thế cơ bản trên, để thu thập đủ dữ liệu chẩn đoán bệnh lý bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh chụp X-quang cột sống cổ ở tư thế gập người hoặc ưỡn người tối đa. Đối với người bệnh đang bị chấn thương ở vùng cổ sẽ được ưu tiên chụp X-quang ở tư thế đặc biệt, sao cho không làm ảnh hưởng đến những tổn thương đang xảy ra ở cột sống cổ.
3. Sau khi chụp X quang cột sống cổ cần lưu ý gì?
Kỹ thuật chụp X-quang cột sống cổ chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn từ 3 đến 5 phút. Sau khi kết thúc quá trình chụp X-quang cột sống cổ, kỹ thuật viên kiểm tra lại chất lượng hình ảnh. Đối với các thiết bị chụp X-quang hiện đại, ngay sau khi kết thúc quá trình chụp, hình ảnh X-quang cột sống cổ sẽ hiển thị ngay trên màn hình máy tính, điều này rất thuận tiện cho việc chụp lại nếu hình ảnh chưa đạt.
Người bệnh bị chấn thương ở phần cột sống cổ sẽ gặp khó khăn trong quá trình điều chỉnh tư thế chụp, vì vậy ảnh phim X-quang có thể sẽ không rõ nét. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm kỹ chụp CT hoặc MRI để có thể thu thập đủ dữ liệu nhằm chẩn đoán chính xác các tổn thương hoặc bệnh lý tại cột sống cổ.
Kết quả ảnh phim X quang cột sống cổ sẽ được in và gửi đến cho người bệnh sau 30 phút.
4. Nhận kết quả X quang cột sống cổ
Bác sĩ sẽ xem xét kết quả chụp X-quang, từ đó xác định những bất thường ở vùng cột sống cổ và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
4.1 Hình ảnh X-quang cột sống cổ bình thường
Hình ảnh X-quang cột sống cổ bình thường sẽ thể hiện:
- Cột sống cổ không có dị vật, không bị trật khớp hay gãy xương.
- Mô mềm xung quanh cột sống cổ không có bất thường.
- Các đốt sống cổ sắp xếp đều đặn, không bị biến dạng.
4.2 Hình ảnh X-quang cột sống cổ bất thường
Hình ảnh X-quang cột sống cổ bất thường sẽ thể hiện:
- Cột sống cổ có độ cong bất thường.
- Cột sống cổ có tình trạng bị gãy xương, trật khớp hoặc xuất hiện dị vật.
- Có dấu hiệu của bệnh lý về đĩa sống, điển hình như khoảng cách giữa 2 đốt sống bị hẹp bất thường.
- Biểu hiện của các bệnh lý khác như: viêm khớp, đốt sống cổ bị xẹp nghi ngờ bị loãng xương,…

(Nguồn hình ảnh từ Bệnh viện Tâm Anh)
Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật chụp X quang cột sống cổ
1. Ưu điểm
- Dễ thực hiện, thời gian thực hiện và trả kết quả nhanh chóng.
- Là kỹ thuật không xâm lấn.
- Chi phí thực hiện hợp lý.
- Giúp bác sĩ chẩn đoán tổn thương xương và một số bệnh lý ở vùng cột sống cổ
2. Hạn chế
- Nguy cơ nhiễm phóng xạ: Chụp X-quang cột sống cổ được khẳng định an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên đây là kỹ thuật có sử dụng tia bức xạ X nên vẫn tồn tại nguy cơ nhiễm phóng xạ nếu chụp nhiều lần.
- Vùng cần chẩn đoán có thể bị che khuất trên hình ảnh X-quang cột sống cổ.
- Kết quả X-quang cột sống cổ khó phát hiện được bệnh lý của mô mềm, một số tổn thương xương giai đoạn sớm. (2)

Chụp X quang cột sống cổ giá bao nhiêu?
Chi phí chụp X quang cột sống cổ tại mỗi cơ sở y tế sẽ có sự chênh lệch phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Cơ sở vật chất: Tại các bệnh viện sở hữu phòng chụp X-quang hiện đại thường sẽ có chi phí cao hơn những cơ sở y tế đã cũ.
- Dịch vụ và quy trình thực hiện: Chụp X-quang là kỹ thuật đơn giản nên hầu hết các cơ sở y tế trên cả nước đều sẽ có quy trình thực hiện tương đối giống nhau. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ ở mỗi cơ sở y tế sẽ khác nhau, tại nơi uy tín người bệnh sẽ chăm sóc tận tình, thực hiện chụp X-quang nhanh chóng, đúng kỹ thuật, lượng tia bức xạ X sử dụng được kiểm soát ở mức thấp nhất, từ đó phần nào hạn chế nguy cơ nhiễm tia X.
- Thiết bị chụp X-quang: Hệ thống thiết bị chụp X quang kỹ thuật số càng hiện đại thì chất lượng hình ảnh càng rõ nét, kết quả chụp X-quang cột sống cổ càng đạt độ chính xác cao. Vì vậy, cơ sở y tế sở hữu trang thiết bị chụp X-quang thế hệ mới, công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ có chi phí cao hơn.
- Chuyên môn của bác sĩ và kỹ thuật viên X-quang: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp X-quang của bác sĩ và kỹ thuật viên X-quang đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả ảnh phim X-quang cột sống cổ. Một cơ sở y tế sở hữu đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên chụp X-quang có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ cung cấp dịch vụ chụp X quang cột sống cổ và thăm khám chữa bệnh chất lượng tốt nhất, vì vậy chi phí thực hiện có thể sẽ cao hơn.
Chụp X quang cột sống cổ ở đâu?
Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán những tổn thương và bệnh lý vùng cột sống cổ. Người bệnh có thể chọn chụp X quang cột sống cổ tại hầu hết các cơ sở y tế trên cả nước. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ chụp X-quang và khám chữa bệnh ở mỗi bệnh viện sẽ khác nhau, vì vậy mọi người cần cân nhắc lựa chọn nơi uy tín.
Hệ thống PlinkCare là cơ sở y tế uy tín được hàng trăm nghìn người bệnh tin tưởng chọn thăm khám và thực hiện chụp X quang cột sống cổ. Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh & Điện quang Can thiệp, Hệ thống PlinkCare sở hữu đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Hệ thống máy móc, kỹ thuật chụp X quang cột sống cổ tại PlinkCare cao cấp, thời gian chụp nhanh, sử dụng phim chụp tốc độ cao, lượng tia bức xạ X thấp, đảm bảo hình ảnh X-quang rõ nét phục vụ tốt quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Để đặt lịch thăm khám và chụp X-quang cột sống cổ tại Hệ thống PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ tại:
Tóm lại, chụp X quang cột sống cổ là cơ sở giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng tổn thương hay bệnh lý ở vùng cột sống cổ. Để có kết quả X quang cột sống cổ chính xác, an toàn, người bệnh cần chọn thực hiện tại bệnh viện uy tín sở hữu trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm.