Image

Chụp x-quang có phải cởi quần áo không? [Chuyên gia giải đáp]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, PlinkCare TP.HCM

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện phương pháp chụp x-quang phù hợp. Mỗi hình thức chụp x-quang có yêu cầu riêng về trang phục khi thực hiện. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ/kỹ thuật viên để quá trình chụp diễn ra thuận lợi, nhận được phim x-quang rõ nét, chính xác.

Thế nào là chụp x-quang?

Chụp x-quang là kỹ thuật dùng năng lượng tia X (phát ra từ máy chụp x-quang) chiếu xuyên qua cơ thể người bệnh để phản ánh hình ảnh của các cấu trúc, bộ phận bên trong cơ thể. Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá chức năng, tình trạng tổn thương (nếu có) của bộ phận được chụp x-quang. Dựa vào chụp x-quang, bác sĩ có thể đưa ra kết luận hay chỉ định người bệnh thực hiện thêm những phương pháp xét nghiệm chuyên sâu khác (nếu cần) để chẩn đoán bệnh.

Chụp x-quang là kỹ thuật phổ thông, có thể thực hiện ở nhiều cơ quan trên cơ thể. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đều đã ứng dụng phương pháp chụp x-quang, giúp tầm soát, chẩn đoán bệnh hay theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh. Vậy khi nào cần thực hiện chụp x-quang và chụp x-quang có phải cởi quần áo không?

hình chụp x quang

Khi nào cần chụp x-quang?

Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp chụp x-quang để kiểm tra hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Ví dụ, kỹ thuật này thường được ứng dụng để giúp bác sĩ kiểm tra sức khỏe xương khớp. Đôi khi người bệnh cũng cần chụp x-quang để hỗ trợ bác sĩ phát hiện, xác định những vấn đề ảnh hưởng đến mô mềm như các cơ quan nội tạng. Trong quá trình chụp x-quang, bác sĩ có thể phát hiện những vấn đề dưới đây:

  • Gãy xương, nhiễm trùng xương, loãng xương, khối u xương (phải hoặc không phải ung thư), viêm khớp…
  • Những vấn đề về răng như áp xe, sâu răng, răng lung lay…
  • Vẹo cột sống (cột sống có độ cong bất thường).
  • Những vấn đề ở phổi, ví dụ như ung thư, nhiễm trùng, viêm phổi…
  • Vấn đề khi nuốt, ví dụ như tình trạng nuốt phải dị vật…
  • Vấn đề về tim mạch, ví dụ như bệnh suy tim…
  • Ung thư vú.

Chúng ta đã biết khi nào cần chụp x-quang. Vậy trong lúc chụp x quang có cần cởi quần áo không?

chụp x quang lưng có phải cởi quần áo không
Chụp x-quang có thể được chỉ định để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh vẹo cột sống

Chụp x-quang có phải cởi quần áo không?

Để giải đáp thắc mắc chụp x-quang có phải cởi quần áo không một cách đầy đủ, chúng ta hãy cùng làm rõ một số vấn đề liên quan dưới đây:

1. Có thể mặc áo ngực khi chụp x-quang không?

Nhiều chị em phụ nữ cảm thấy lo ngại về thông tin phải cởi áo ngực khi chụp x-quang. Trên thực tế, không phải trường hợp chụp x-quang nào cũng cần cởi áo ngực. Ví dụ như khi chụp x-quang chân thì không cần bạn phải cởi áo ngực. Nhưng nếu cần chụp x-quang phổi thì phái nữ sẽ được yêu cầu cởi áo ngực, tuy nhiên sẽ mặc một lớp áo mỏng bên ngoài. Việc làm này giúp hình ảnh chụp x-quang được rõ nét, chính xác.

2. Chụp x-quang lưng có phải cởi quần áo không?

Thông thường, khi chụp x-quang lưng, người bệnh sẽ được yêu cầu mặc quần áo không có khóa kéo ở giữa lưng hoặc nút kim loại. Đối với phái nữ, kỹ thuật viên có thể yêu cầu người bệnh không mặc áo ngực có dây buộc kim loại. Người bệnh vẫn có thể mặc áo phông, quần thể thao, váy… như bình thường. Một số cơ sở y tế sẽ yêu cầu người bệnh thay trang phục chuyên dụng.

3. Chụp x-quang phổi có phải cởi quần áo không?

Như có đề cập ở trên, phái nữ khi chụp x-quang phổi sẽ được yêu cầu cởi áo ngực và mặc một lớp áo mỏng bên ngoài. Nam giới cũng cần mặc áo mỏng hoặc cởi trần khi chụp x-quang phổi. Lớp áo chuyên dụng có thể được cơ sở y tế cung cấp để người bệnh mặc vào trước khi chụp.

4. Chụp x-quang chân có phải cởi quần không?

Khi chụp x-quang chân, người bệnh không cần cởi quần. Tuy nhiên, cởi giày và tất là việc làm cần thiết khi chụp x-quang bàn chân, mắt cá chân. Khi chụp x-quang ở đầu gối, người bệnh nên mặc quần rộng để có thể dễ dàng kéo lên phía trên đầu gối khi chụp. Bạn có thể mặc quần đùi hoặc váy (với phái nữ).

x quang chân có cần cởi quần áo
Chụp x-quang có phải cởi quần áo không là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Với trường hợp chụp x-quang chân, người bệnh không cần cởi quần áo mà nên mặc quần ngắn, rộng rãi

Tại sao chụp x-quang phải cởi áo?

Chúng ta đã biết chụp x-quang có phải cởi quần áo không. Vậy tại sao người bệnh được yêu cầu cởi áo khi chụp x-quang? Việc cởi áo và mặc áo mỏng chuyên dụng do cơ sở y tế cung cấp khi chụp x-quang toàn thân, phổi, lưng… mang đến lợi ích đảm bảo kết quả chụp tốt nhất. Cụ thể, việc làm này giúp hình chụp x-quang trở nên rõ ràng, phản ánh chính xác tình trạng của cơ quan, bộ phận. Áo của người bệnh, đặc biệt là loại có khóa kéo, chất liệu kim loại… có thể ảnh hưởng đến chất lượng của hình chụp x-quang.

Ngoài ra, khi chụp x-quang, người bệnh sẽ được bác sĩ/kỹ thuật viên yêu cầu cởi bỏ đồ trang sức hay bất kỳ vật dụng kim loại nào đang mang trên cơ thể. Tất cả những yêu cầu này đều hướng đến mục đích giúp hình chụp x-quang được rõ nét, đảm bảo chất lượng, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

Mặc gì khi chụp x-quang?

Bên cạnh thắc mắc chụp x-quang có phải cởi quần áo không, nhiều người bệnh cũng băn khoăn nên mặc gì khi thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh này. Khi đi chụp x-quang, người bệnh nên chủ động mặc trang phục rộng rãi, thoải mái để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chụp. Nếu được bác sĩ/kỹ thuật viên yêu cầu thay trang phục hay kéo trang phục lên xuống, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn để tiết kiệm thời gian, giúp quy trình chụp x-quang diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. (1)

Như những thông tin đã đề cập ở trên, người bệnh có thể được yêu cầu cởi áo, áo ngực (với nữ giới) và mặc áo choàng chuyên dụng của cơ sở y tế khi chụp x-quang phổi, lưng… Đôi khi nam giới cũng không cần mặc áo. Trong trường hợp chụp x-quang chân, mặc quần đùi, quần rộng, váy (với nữ giới)… là sự lựa chọn hợp lý để có thể kéo trang phục lên xuống dễ dàng. Nếu chụp x-quang ở vùng xương chậu phía dưới, người bệnh có thể được yêu cầu mặc quần mỏng do cơ sở y tế cung cấp.

tại sao chụp x quang phải cởi áo
Người bệnh có thể được cho mặc quần áo chuyên dụng của cơ sở y tế khi chụp x-quang

Những lưu ý khi đi chụp x-quang

Ngoài việc tìm hiểu chụp x-quang có phải cởi quần áo không, người bệnh nên lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây để giúp quá trình chụp diễn ra thuận lợi, nhận được kết quả chính xác, nhanh chóng:

  • Hầu hết các hình thức chụp x-quang không yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi chụp. Trong trường hợp chụp x-quang nuốt bari, người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu không ăn uống trước lúc chụp khoảng 6 tiếng. Ngoài ra, một số phim chụp x-quang tại vùng bụng cũng mang đến kết quả chính xác hơn nếu người bệnh nhịn ăn.
  • Nếu bạn đang mang thai hoặc nghi bản thân có thai thì hãy thông báo cho bác sĩ biết trước khi chụp x-quang. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh hoãn chụp hoặc điều chỉnh giảm lượng bức xạ để hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc cản quang trước khi chụp nếu kỹ thuật chụp x-quang yêu cầu phải sử dụng loại thuốc này để mang đến kết quả rõ nét, chính xác.
  • Người bệnh cần tiến hành thụt tháo, làm sạch ruột trước khi tiến hành chụp x-quang ruột theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nguy cơ tia X ảnh hưởng đến sức khỏe là rất nhỏ. Vì phần cơ thể được chụp x-quang chỉ tiếp xúc với lượng nhỏ tia X trong khoảng thời gian rất ngắn. Thế nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng thì hãy nhận thêm tư vấn từ bác sĩ trước khi chụp.
  • Phim x-quang thường được trả lại cho người bệnh ngay sau khi chụp. Phim được chuyên gia về chẩn đoán hình ảnh đánh giá trước. Sau đó, phim được bác sĩ yêu cầu chụp x-quang xem xét, đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh.
  • Hiện không có giới hạn cụ thể cho số lần chụp x-quang trong một năm. Người bệnh cần biết rằng, dù bạn có chụp x-quang bao nhiêu lần thì cũng không phải là vấn đề. Cường độ của bức xạ mới chính là điều cần cân nhắc khi chụp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn có thể tự ý đi chụp x-quang. Người bệnh chỉ nên chụp khi có chỉ định của bác sĩ để nhận được lợi ích thiết thực và tiết kiệm chi phí.
có thai chụp x quang được không
Nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai, bạn hãy thông báo cho bác sĩ biết trước khi chụp x-quang

Chụp x-quang ở đâu uy tín, mang đến kết quả chính xác?

Sau khi biết chụp x-quang có phải cởi quần áo không và những vấn đề cần lưu ý, bạn đọc có thể muốn tìm hiểu địa điểm uy tín để khi cần sẽ thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh này. Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp, PlinkCare là cơ sở y tế uy tín đang cung cấp đa dạng các dịch vụ chụp x-quang tại nhiều bộ phận khác nhau. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, chẩn đoán bệnh chính xác, đề ra phác đồ chữa trị phù hợp. Tại PlinkCare, quy trình chụp x-quang diễn ra an toàn, khoa học, nhanh chóng, người bệnh không phải đợi chờ lâu.

Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp, PlinkCare trang bị hệ thống máy móc hiện đại như hệ thống x-quang kỹ thuật số treo trần cao cấp GXR-52SD Ceiling System, hệ thống x-quang chụp vú DMX-600, hệ thống x-quang kỹ thuật số MXHF-1500DR, hệ thống x-quang C-arm (System ID: 181251)… Tùy vào tình trạng bệnh, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định kỹ thuật chụp x-quang phù hợp.

chụp x quang ở đâu tốt
PlinkCare sở hữu hệ thống máy chụp x-quang hiện đại

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tóm lại, chụp x-quang có phải cởi quần áo không còn tùy vào hình thức hay bộ phận cần chụp do bác sĩ chỉ định. Người bệnh sẽ được bác sĩ/kỹ thuật viên hướng dẫn cụ thể về cách mặc trang phục để quá trình chụp x-quang diễn ra thuận lợi, mang đến kết quả chính xác.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send