Image

Chụp CT có gây ung thư không? Làm sao để bảo vệ mình?

Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm thông tin y khoa, PlinkCare TP.HCM

Kỹ thuật chụp CT có khả năng mang lại hình ảnh sắc nét, không xảy ra hiện tượng chồng hình. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này thường được chỉ định với những trường hợp gặp vấn đề về xương, khớp, mắc bệnh tim, phổi, phủ tạng, ung thư, có vết thương bên trong và chảy máu (do tai nạn)… Chụp CT cũng có thể được ứng dụng để làm cơ sở đánh giá, hỗ trợ các kế hoạch chữa trị như xạ trị, phẫu thuật, sinh thiết… hoặc hỗ trợ bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị.

Chụp CT (cắt lớp vi tính) là gì?

Chụp cắt lớp vi tính (CT/CAT) là kỹ thuật kết hợp tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh của các mô, xương, cơ quan theo lát cắt ngang. So với phim x-quang thông thường, hình chụp CT cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn. Chúng có thể hiển thị các mạch máu, mô mềm, xương ở những bộ phận khác nhau như ngực, đầu gối, bụng, tim, xương sống, vai, đầu…

Trong quá trình chụp cắt lớp vi tính, người bệnh được hướng dẫn nằm trên một chiếc máy. Lúc này, ống tia X và máy dò sẽ xoay xung quanh. Mỗi vòng quay cho ra một hình ảnh lát mỏng của cơ thể. Tiếp theo, các hình ảnh được gửi đến máy tính – nơi kết nối chúng tạo ra hình ảnh những lát cắt/mặt cắt ngang của cơ thể. Quá trình chụp CT diễn ra nhanh chóng, không gây đau đớn cho người bệnh.

Vậy bức xạ trong quá trình chụp CT có nguy hiểm không, như thế nào? Liệu chụp CT có gây ung thư không?

chụp ct bao nhiêu lần
Chụp CT là phương pháp kết hợp máy tính và tia X để tạo ra hình ảnh theo lát cắt ngang của các cơ quan trên cơ thể

Bức xạ trong quá trình chụp CT

Kỹ thuật chụp CT dùng tia X – một loại bức xạ còn được gọi là bức xạ ion hóa. Trên thực tế, mọi người đều tiếp xúc với bức xạ ion hóa mỗi ngày. Cụ thể, cơ thể thường sẽ tiếp xúc với chất phóng xạ tự nhiên có trong môi trường sống. Ước tính mỗi người nhận trung bình khoảng 3 millisievert (mSv) bức xạ/năm. Đơn vị mSv được các nhà khoa học dùng để đo bức xạ.

Mỗi lần quét CT cung cấp từ 1 – 10 mSv tùy vào liều lượng bức xạ và bộ phận cơ thể được chỉ định kiểm tra. Chụp CT càng nhiều thì người bệnh càng bị phơi nhiễm phóng xạ nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu được bác sĩ chỉ định chụp CT thì người bệnh sẽ được bảo vệ an toàn trong mức liều lượng cho phép. Chưa kể, so với tác hại của bệnh thì việc chụp CT khi cần, nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán, chữa trị bệnh mang lại lợi ích cao hơn.

Chụp CT có gây ung thư không?

Phóng xạ là một trong những nguyên nhân có thể gây ra bệnh ung thư. Có lẽ đó là lý do vì sao nhiều người băn khoăn liệu chụp CT có gây ung thư không? Trên thực tế, nguy cơ bị ung thư do chụp CT là rất thấp. Trong lúc chụp CT, người bệnh chỉ tiếp xúc với một lượng tia X rất nhỏ, nằm trong phạm vi cho phép. Nguy cơ bị ung thư do tia X gây ra còn phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính và bộ phận được quét..

Trong cơ thể, có một số cơ quan nhạy cảm hơn với bức xạ. Bức xạ có xu hướng gây ra thiệt hại nhiều hơn cho những tế bào đang phân chia, phát triển nhanh chóng. Tủy xương, tuyến giáp, phổi, ngực có những tế bào phân chia nhanh. Do đó, các bộ phận này nhạy cảm với bức xạ hơn những cơ quan khác (điển hình là não). Khi cần chụp CT các bộ phận này, bác sĩ sẽ sử dụng liều tia thấp, vừa đủ, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Nguy cơ chụp CT gây ung thư ở phụ nữ có thể cao hơn đôi chút so với phái mạnh. Nguy cơ này cũng cao hơn ở trẻ em vì các tế bào của trẻ em đang phân chia nhanh hơn người trưởng thành. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng. Bác sĩ sẽ cân nhắc trường hợp nào cần chụp CT và chụp như thế nào. Trong trường hợp người bệnh cần chụp CT nhiều lần, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng lượng tia X tối thiểu để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn. (1)

chụp ct bao lần gây ung thư
Chụp CT có gây ung thư không là băn khoăn của nhiều người

Chụp CT bao lần gây ung thư?

Mặc dù chụp CT khiến người bệnh tiếp xúc với bức xạ nhiều hơn những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác có dùng tia X. Thế nhưng như đã đề cập ở trên, nguy cơ chụp CT gây ung thư là rất nhỏ nếu người bệnh tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn phải chụp CT quá nhiều lần và trong thời gian dài, cần thông báo cho bác sĩ biết lịch sử chụp của bản thân và tư vấn cặn kẽ.

Làm sao bảo vệ sức khỏe khi chụp CT?

Bên cạnh câu hỏi chụp CT có gây ung thư không, nhiều người cũng thắc mắc làm sao để bảo vệ sức khỏe khi thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh này. Bạn đừng quá lo lắng và cũng không cần tránh chụp CT. Vì chụp CT cắt lớp vi tính mang đến những lợi ích thiết thực, giúp bác sĩ đánh giá, chẩn đoán bệnh lý chính xác. Để chủ động bảo vệ sức khỏe khi chụp CT, bạn có thể trao đổi trước với bác sĩ về những băn khoăn của bản thân như:

  • Tại sao bạn cần thực hiện chụp CT?
  • Phương pháp này cần thiết như thế nào với việc điều trị bệnh của bạn?
  • Chụp CT có thể tiềm ẩn rủi ro gì?
  • Liệu bác sĩ có thể chẩn đoán cho bạn bằng những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác không dùng bức xạ như siêu âm hoặc chụp MRI?
  • Trong quá trình chụp CT, bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ bảo vệ phần cơ thể còn lại của bạn như thế nào?

Để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, bác sĩ sẽ dùng liều bức xạ nhỏ nhất có thể khi chụp CT. Đặc biệt là trong trường hợp người bệnh cần chụp cắt lớp vi tính nhiều lần. Người bệnh nên chủ động ghi lại những lần chụp CT hay những lần tiến hành các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác có dùng tia X để thông báo với bác sĩ khi cần. Việc làm này sẽ góp phần giúp bác sĩ và bạn có thêm thông tin để cân nhắc cho việc lặp lại những hình thức chẩn đoán hình ảnh đã tiến hành trước đó (trong thời gian gần, kết quả vẫn còn sử dụng được). Cụ thể, bạn có thể ghi nhận lại phương pháp chụp, ngày thực hiện, liều lượng bức xạ được sử dụng…

Khi khám bệnh, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chụp CT có gây ung thư không hay lo lắng về các rủi ro tiềm ẩn khác thì hãy trao đổi thêm với bác sĩ. Thông qua tình trạng sức khỏe của bạn và nhu cầu chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác để thay thế.

bảo vệ sức khỏe khi chụp ct
Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về những thắc mắc của mình trước khi tiến hành chụp CT

Chụp CT giúp phát hiện ung thư không?

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để phát hiện nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có ung thư. Kỹ thuật này cũng giúp bác sĩ tìm ra vị trí xuất hiện khối u, nơi bệnh có thể lan rộng cũng như xem xét sự ảnh hưởng của khối u đến những cơ quan khác trong cơ thể. Trong và sau khi chữa ung thư, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh chụp CT để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị, phát hiện những dấu hiệu tái phát…

Nên chụp CT ở đâu?

Thắc mắc chụp CT có gây ung thư không phần nào đã được giải đáp. Vậy người bệnh nên chụp CT ở đâu để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro, nhận kết quả chính xác? Hiện nay, kỹ thuật chụp CT đã được ứng dụng phổ biến ở nhiều cơ sở y tế. Người bệnh có thể dễ dàng chọn được địa điểm uy tín để thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh này, ví dụ tại Hệ thống PlinkCare.

Với hệ thống chụp CT hiện đại hàng đầu, điển hình là hệ thống CT 768 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cùng quy trình chụp nhanh chóng, khoa học, đội ngũ bác sĩ/kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm cùng, PlinkCare sẽ mang đến cho người bệnh trải nghiệm dịch vụ chụp CT an toàn, chất lượng. Kết quả chính xác được trả cho người bệnh trong thời gian nhanh chóng, bác sĩ có thể chẩn đoán và đề ra phác đồ điều trị tối ưu.

chụp ct ở đâu tốt
Người bệnh chụp CT tại PlinkCare

Chi phí chụp CT thế nào?

Hiện nay, chi phí chụp CT dao động từ 900.000 – 5.000.000 VNĐ. Mức chênh lệch này phụ thuộc vào các yếu tố như bộ phận được chụp (bụng, ngực, đầu…), hệ thống máy móc, trình độ của bác sĩ/kỹ thuật viên, chất lượng dịch vụ tại cơ sở y tế… Lưu ý, mức giá trên chỉ mang tính tham khảo và sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được báo giá chính xác.

*Lưu ý bảng giá dịch vụ trên đây là bảng giá tham khảo tại thời điểm cập nhật bài viết. Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm khách hàng sử dụng dịch vụ.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tóm lại, chụp CT có gây ung thư không? Nguy cơ chụp CT gây ung thư là rất thấp nếu người bệnh thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh này đúng theo chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng, thông tin đầy đủ cho bác sĩ biết lịch sử chụp chiếu của bản thân. Để đảm bảo an toàn, nhận kết quả chính xác, nhanh chóng, bạn nên chụp CT ở cơ sở y tế uy tín.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send