
Phẫu thuật chỉnh hình màn hầu lưỡi gà: Quy trình thực hiện thế nào?
Phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà là gì?
Phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà là phẫu thuật tạo hình họng màn hầu lưỡi gà giúp mở rộng đường thở vùng họng bằng cách cắt bỏ tổ chức mô mềm màn hầu, thành bên họng, có thể kèm cắt amidan. Phẫu thuật này có thể được thực hiện trên bệnh nhân bị hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn vùng họng điều trị nội khoa hoặc các phương pháp khác thất bại.
Tỷ lệ thành công của phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân trước mổ: béo phì, bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường …

Tại sao phải phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà?
Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn không được điều trị tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch: tăng huyết áp, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…; hô hấp; hội chứng chuyển hóa; chấn thương hoặc tử vong do tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác do chứng buồn ngủ quá mức gây ra…
Phẫu thuật này được thực hiện để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn vùng họng mà điều trị nội khoa hoặc các phương pháp khác thất bại. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể thở dễ dàng hơn hoặc cải thiện tình trạng ngáy (ngáy nhỏ hơn), giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch, hô hấp…
Chỉ định và chống chỉ định chỉnh hình màn hầu
Các chỉ định và chống chỉ định cho phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà như sau.
1. Chỉ định chỉnh hình màn hầu
Uvulopalatopharyngoplasty (UPPP) hiện là phẫu thuật thường được thực hiện trên người lớn bị hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn vùng họng. Nếu bệnh nhân thất bại với liệu pháp CPAP hoặc các phương pháp khác, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật.
Các chỉ định chung cho can thiệp phẫu thuật bao gồm:
- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nhẹ kèm theo mệt mỏi quá mức vào ban ngày;
- Chỉ số ngưng thở-giảm thở từ 15 trở lên;
- Độ bão hòa oxy hemoglobin dưới 90% và/hoặc rối loạn nhịp tim liên quan đến tắc nghẽn;
- Thất bại với điều trị không phẫu thuật và có mong muốn phẫu thuật.

2. Chống chỉ định chỉnh hình màn hầu
- Hở màn hầu;
- Bệnh về máu như rối loạn đông máu;
- Bệnh lý nhiễm trùng mũi họng cấp tính;
- Các bệnh về tim mạch, nội khoa khác chưa kiểm soát được.
Quy trình phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà
Đối với bất kỳ loại phẫu thuật nào, người bệnh và bác sĩ luôn cần chuẩn bị tốt trước và sau phẫu thuật.
1. Trước phẫu thuật
Trong những ngày trước phẫu thuật, người bệnh cần:
- Ngưng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve, Naprosyn), clopidogrel (Plavix), warfarin (Coumadin) và bất kỳ loại thuốc nào khác có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu;
- Hỏi bác sĩ về loại thuốc nào có thể dùng vào ngày phẫu thuật.
2. Vào ngày phẫu thuật
- Người bệnh không ăn hoặc uống sau nửa đêm trước ngày phẫu thuật;
- Chỉ uống các loại thuốc được bác sĩ chỉ định với một ngụm nước nhỏ;
- Ghi nhớ thời gian cần có mặt ở bệnh viện theo lịch hẹn của bác sĩ.
3. Trong phẫu thuật
- Gây mê toàn thân tại phòng mổ bằng phương pháp vô cảm
- Chuẩn bị tư thế: Người bệnh nằm ngửa, cổ ngửa ra sau
- Phẫu thuật
- Bệnh nhân được banh miệng bằng dụng cụ chuyên dụng
- Bác sĩ đánh giá tình trạng họng – màn hầu, khẩu cái mềm, trụ trước, trụ sau amidan, lưỡi gà.
- Cắt amidan 2 bên (amidan quá phát gây hẹp họng)
- Cắt một phần khẩu cái mềm kèm lưỡi gà, cắt bỏ niêm mạc thừa ngay thành bên họng ở trụ sau amidan
- Cầm máu kỹ, khâu phục hồi
- Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng 60 phút. Phẫu thuật này có thể thực hiện bằng Coblator hoặc dao plasma, cầm máu tại chỗ, ít đau, ít tổn thương khu vực xung quanh.

4. Sau phẫu thuật
- Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được đưa đến phòng hậu phẫu, chờ hồi tỉnh.
- Phẫu thuật này, người bệnh được yêu cầu ở lại bệnh viện ít nhất 2 đêm theo dõi sau mổ.
- Phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà có chỉ khâu trong họng, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nuốt vướng trong tuần đầu; sẽ phục hồi hoàn toàn sau khoảng 3-4 tuần.
Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật
- Sau phẫu thuật, người bệnh lưu ý:
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây;
- Ăn thức ăn nguội, mềm, dễ nuốt nhất; Tránh thức ăn nóng, cay, chua, cứng hoặc giòn;
- Súc miệng sau bữa ăn bằng dung dịch nước muối sinh lý;
- Tránh làm việc nặng hoặc chơi thể thao mạnh trong 2 tuần đầu tiên. Người bệnh có thể đi lại và hoạt động nhẹ sau 24 giờ;
- Tuyệt đối Không ho khạc hoặc hắng giọng trong 2 tuần đầu;
- Không sử dụng ibuprofen hoặc aspirin trong 14 ngày sau phẫu thuật, trừ khi bác sĩ chỉ định.
- Người bệnh có thể dùng acetaminophen theo chỉ dẫn để giảm đau.
Các rủi ro từ phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà
Cũng giống như bất kỳ phẫu thuật nào, phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà cũng có thể xảy ra một số rủi ro, bao gồm:
- Phản ứng với thuốc gây mê hoặc các vấn đề về hô hấp;
- Chảy máu hoặc nhiễm trùng;
- Tổn thương các cơ ở vùng họng hoặc vòm mũi họng;
- Thay đổi giọng nói, thay đổi vị giác;
- Nuốt sặc.
Tuy nhiên, với hệ thống trang thiết bị phẫu thuật hiện đại và phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê lành nghề có thể giảm thiểu rủi ro của phẫu thuật.
Các triệu chứng sau phẫu thuật chỉnh hình màn hầu cần đến bệnh viện ngay:
Nếu người bệnh có một hoặc nhiều triệu chứng sau, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời:
- Sốt từ 38°C trở lên;
- Chảy máu từ miệng hoặc mũi;
- Đau dữ dội không thuyên giảm sau khi dùng thuốc;
- Dấu hiệu mất nước (nước tiểu sẫm màu, đi tiểu ít hơn);
- Không thể ăn uống gì trong 2-3 ngày.
Chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà ở đâu?
Mặc dù không phải là phẫu thuật quá phức tạp nhưng chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà vẫn có một tỷ lệ biến chứng. Các rủi ro có thể do cấu trúc hầu họng khác biệt của người bệnh, do bác sĩ thiếu kinh nghiệm giải phẫu, do thuốc mê hoặc do máy móc, thiết bị y tế lạc hậu. Vì vậy, để có một cuộc phẫu thuật an toàn, hiệu quả, người bệnh nên tìm đến các bệnh viện uy tín có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Tai Mũi Họng giỏi nghề, giàu kinh nghiệm. Cơ sở y tế được trang bị các thiết bị, công nghệ hiện đại và đa chuyên khoa để sẵn sàng phối hợp trong việc hội chẩn, điều trị cũng như xử trí những tình huống rủi ro bất ngờ xảy ra trong cuộc mổ.
Trung tâm Tai Mũi Họng, PlinkCare TP.HCM đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tốt nhất cho việc thăm khám và điều trị các bệnh lý về tai, mũi, họng hiện nay. Ngoài đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, bệnh viện còn sở hữu những trang, thiết bị, máy móc và công nghệ hiện đại hàng đầu, tự tin xử lý hiệu quả tất cả các bệnh lý về tai mũi họng và tiền đình.
- Máy đo tiền đình NATUS của Mỹ (hiện chỉ có tại PlinkCare TP.HCM); vHIT và SHIMP có độ chính xác theo tiêu chuẩn vàng, đánh giá được tất cả 6 ống bán khuyên chỉ với một lần kiểm tra duy nhất; Hệ thống máy đo ảnh động nhãn đồ (VNG) và Tập phục hồi chức năng tiền đình (TRV) (hiện chỉ có tại PlinkCare Hà Nội) giúp chẩn đoán chính xác về nguyên nhân của tổn thương tiền đình; xây dựng các phác đồ tập phục hồi chuyên biệt với máy TRV.
- Máy nội soi Xion của Đức giúp phát hiện sớm tổn thương trên dây thanh, chẩn đoán chính xác nguyên nhân khàn tiếng, đo rối loạn giọng, chẩn đoán rối loạn nuốt vùng hạ họng – miệng thực quản.
- Máy đo chức năng thính học Interacoustic (Đan Mạch) chẩn đoán khiếm thính đo âm ốc tai.
- Hệ thống kính vi phẫu mổ tai Zeiss (Đức), hệ thống phẫu thuật nội soi Karl Storz (Đức) cùng với hệ thống khoan Skeeter dùng trong phẫu thuật nội soi mũi xoang, nội soi vi phẫu thanh quản và mổ nội soi tai.
- Hệ thống máy Coblator của Smith Nephew (Mỹ), dao plasma của Medtronic (Mỹ) dùng phẫu thuật cắt Amidan, nạo VA, đốt cuốn mũi, chỉnh hình màn hầu.
Để đặt lịch khám, tư vấn, phẫu thuật chỉnh hình màn hầu tại Trung tâm Tai Mũi Họng, PlinkCare, Quý khách hàng có thể liên hệ:
Phẫu thuật chỉnh hình màn hầu lưỡi gà là thủ thuật không quá phức tạp nhưng người bệnh nên chọn các cơ sở uy tín với chuyên gia giỏi, trang thiết bị hiện đại, quy trình chuyên nghiệp, chăm sóc sau mổ tốt để giảm thiểu nguy cơ biến chứng, nhanh hồi phục.