Image

Chiếu đèn vàng da có hại không? Tác dụng phụ ảnh hưởng đến trẻ

Tổng quan vàng da sơ sinh

Tất cả trẻ sơ sinh cần được đánh giá vàng da sau sinh mỗi 12 giờ cho đến khi xuất viện và sau đó bởi cha mẹ và bác sĩ trong 7-10 ngày cho đến khi hồi phục. Cần kiểm tra nồng độ bilirubin máu khi vàng da kéo dài trên 3-4 tuần ở trẻ bú mẹ, trên 2 tuần ở trẻ bú sữa công thức, hay trẻ tiêu phân bạc màu.

Cần đánh giá, theo dõi cẩn thận những trẻ có nguy cơ vàng da nặng như: sanh non, vàng da trong 24 giờ tuổi đầu, trẻ được đo bilirubin trước xuất viện để xem xét chiếu đèn, vàng da tăng nhanh, trẻ có chiếu đèn trước xuất viện, trẻ có cha mẹ hay anh chị ruột đã từng chiếu đèn hay thay máu vì vàng da, gia đình có người bị thiếu men G6PD hay bệnh lý bất thường hồng cầu, bú mẹ hoàn toàn nhưng mẹ thiếu sữa, máu tụ da đầu hay bầm da nhiều,  hội chứng Down, trẻ lớn cân con mẹ tiểu đường.

Bilirubin là một hợp chất được tạo thành từ sự phát vỡ của các tế bào hồng cầu. Khi các tế bào này bị phá vỡ, bilirubin tự do được tạo thành. Nhưng chức năng gan của trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh, chuyển hóa bilirubin chậm. Vì vậy, nồng độ bilirubin huyết thanh dễ tăng cao dẫn đến lắng đọng bilirubin trên da và gây vàng da. Nguyên nhân làm tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh là do:

  • Tăng sản xuất bilirubin do tán huyết (bất đồng nhóm máu mẹ con, thiếu men G6PD, bệnh hồng cầu hình cầu, nhiễm trùng, khối máu tụ ở da đầu, đa hồng cầu)
  • Giảm thanh thải bilirubin do giảm hoạt động của men tạo bilirubin liên hợp (không độc cho thần kinh)
  • Tăng chu trình ruột gan: do bú lượng sữa không đủ hay thất bại bú mẹ, bất thường bẩm sinh đường tiêu hóa (teo ruột non, phình đại tràng bẩm sinh, tắc ruột phân su), vàng da do sữa mẹ. Cần phân biệt rõ khái niệm vàng da do sữa mẹ và vàng da do thất bại bú mẹ. Vàng da do bú mẹ, trẻ bú đủ lượng sữa mẹ nên lên cân tốt, chức năng gan bình thường và không có bằng chứng tán huyết, bắt đầu sau 3-5 ngày tuổi và trở về bình thường từ 3-12 tuần. Vàng da do thất bại bú mẹ xảy ra trong tuần tuổi đầu, do mẹ không đủ sữa, dẫn đến trẻ không bú đủ nhu cầu, làm sụt cân, giảm tần suất đi phân, mất nước.
  • Tăng bilirubin máu ở trẻ sanh non < 35 tuần tuổi thai: trẻ sanh non dễ tổn thương do tăng bilirubin máu hơn trẻ đủ tháng, tần suất bị tổn thương thần kinh do bilirubin cũng cao hơn.

Vàng da sơ sinh cũng có thể lành tính. Nếu nồng độ bilirubin tăng nhẹ từ ngày 3-5 sau sanh, tự hết, không gây độc thần kinh, được xem là lành tính (trong ngưỡng sinh lý).

Nếu vàng da tăng nhanh quá mức thì không được xem là lành tính, có thể là góp phần do các cơ chế sau: tăng sản xuất bilirubin do lượng tế bào hồng cầu trong máu lớn nhưng đời sống của hồng cầu ngắn, khiếm khuyết hấp thu bilirubin, giảm thanh thải bilirubin do giảm hoạt động của men tạo thành bilirubin liên hợp (không gây độc thần kinh), giảm bài tiết bilirubin của gan (do tăng chu trình ruột gan, giảm nhu động ruột).

Chiếu đèn vàng da có hại không?

Chiếu đèn vàng da có thể gây nên một số tác hại ảnh hưởng đến trẻ, tuy nhiên đa số những tác dụng này đều có thể tránh được và thoáng qua.

Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh phổ biến, bằng cách sử dụng đèn ánh sáng xanh có bước sóng phù hợp chiếu vào người trẻ để biến đổi bilirubin tự do thành các sản phẩm đồng phân hòa tan được trong nước. Từ đó, cơ thể đào thải bilirubin qua đường phân và nước tiểu dễ dàng hơn, giảm nồng độ bilirubin xuống ngưỡng an toàn, ngăn ngừa biến chứng gây độc thần kinh do bilirubin.

Trước khi có chỉ định điều trị bằng phương pháp chiếu đèn, trẻ sẽ được khám chi tiết, đánh giá mức độ vàng da và có thể thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Trẻ được giữ ấm, cho bú sớm, phòng ngừa nhiễm khuẩn cũng như đảm bảo các chăm sóc thiết yếu khác trước khi chiếu đèn.

Trong quá trình chiếu đèn trị vàng da, trẻ cởi trần, chỉ mặc tã và được che mắt cẩn thận. Ánh sáng xanh được chiếu liên tục theo hướng từ trên xuống, có thể kết hợp ánh sáng từ dưới lên tùy trường hợp và chỉ ngừng khi cho trẻ bú. Trẻ được xoay trở thường xuyên nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu của điều trị.

Trẻ được cung cấp đủ nước, theo dõi lượng nước tiểu, cân nặng, thân nhiệt để phát hiện kịp thời các tác dụng phụ của chiếu đèn. Trẻ tiếp tục được bú mẹ, sẽ bổ sung thêm sữa công thức khi lượng sữa mẹ không đủ. Chiếu đèn khi đúng chỉ định, luôn có lợi ích cao hơn nguy cơ.

Chiếu đèn là lựa chọn đầu tiên khi điều trị vàng da sơ sinh
Chiếu đèn là lựa chọn đầu tiên khi điều trị vàng da sơ sinh.

Tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da

Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra một số tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da có thể xảy ra. Các tác dụng phụ này gồm:

1. Hạn chế tiếp xúc mẹ – con

Tương tác mẹ – con, da kề da ngay sau sinh và thời gian đầu sau sinh góp phần quan trọng đối với sự phát triển của trẻ về tâm lý, thần kinh và sức khỏe. Nhưng khi điều trị bằng phương pháp chiếu đèn, trẻ sẽ phải tách ra khỏi mẹ khiến thời gian tiếp xúc, tương tác giữa mẹ và trẻ bị hạn chế. Để hạn chế ảnh hưởng này, trừ vàng da nghiêm trọng, điều trị vàng da bằng phương pháp chiếu đèn có thể được ngắt quãng để mẹ chăm sóc, da kề da và cho trẻ bú. (1)

2. Tác dụng phụ ngắn hạn

Các tác dụng phụ ngắn hạn thường gặp như:

  • Rối loạn thân nhiệt: chiếu đèn có thể làm thân nhiệt tăng hay giảm. Do vậy trẻ chiếu đèn sẽ được theo dõi thân nhiệt thường xuyên.
  • Tiêu chảy: Sự phân hủy quá mức của bilirubin có thể gây kích thích ruột, rối loạn hệ vi sinh đường ruột, tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.
  • Mất nước, rối loạn điện giải.
  • Gây tan máu. 
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Tổn thương võng mạc: Khi chiếu đèn, trẻ sẽ được bịt mắt cẩn thận nhằm hạn chế tổn thương lên võng mạc do tiếp xúc với ánh sáng có cường độ, bước sóng cao.
  • Hội chứng trẻ sơ sinh màu đồng: Đây là một hội chứng hiếm gặp, xảy ra ở trẻ vàng da tắc mật, trẻ bị sạm da, sẽ cải thiện mà không có di chứng trong vài tuần khi ngừng điều trị chiếu đèn.
  • Các vấn đề về da: Trẻ có thể phát ban đỏ, xuất huyết dưới da khi thực hiện quang trị liệu nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện sau khi ngừng tiếp xúc với ánh đèn.
Trẻ được bịt mắt cẩn thận nhằm hạn chế tổn thương võng mạc
Trẻ được bịt mắt cẩn thận nhằm hạn chế tổn thương võng mạc .

Sau khi chiếu đèn bé vẫn bị vàng da phải làm sao?

Sau khi chiếu đèn, da của trẻ sẽ có thể phục hồi hoặc có nguy cơ vàng trở lại nếu các yếu tố nguyên nhân chưa được giải quyết. Tuy nhiên, nếu tình trạng vàng da không có dấu hiệu cải thiện, vàng da kéo dài hơn 2 tuần hoặc trẻ vàng da trở lại, có các biểu hiện bất thường như mệt mỏi, lừ đừ, bú kém, sốt, phân bạc màu… trẻ cần được đưa đến tái khám ngay bởi bác sĩ sơ sinh.

Chăm sóc trẻ sơ sinh chiếu đèn vàng da

Quá trình điều trị vàng da bằng phương pháp chiếu đèn sẽ được thực hiện tại bệnh viện, dưới sự giám sát của bác sĩ và các nhân viên ý tế nhằm phát hiện sớm và can thiệp phù hợp nếu trẻ có bất thường, gặp phải tác dụng phụ khi chiếu đèn vàng da. Trẻ vẫn được chăm sóc da kề da, cho bú thường xuyên, đủ và đúng cách.

Có nên tự chiếu đèn vàng da tại nhà không?

Không. Tại Việt Nam hiện chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về việc tự chiếu đèn trị vàng da sơ sinh tại nhà. Trẻ sơ sinh bị vàng da cần được bác sĩ kiểm tra và tư vấn điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý chiếu đèn vàng da tại nhà bởi điều này có thể gặp phải nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh ở đâu đáng tin cậy?

Trung tâm Sơ sinh, PlinkCare là cơ sở y tế uy tín, quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi trong lĩnh vực Sơ sinh và có hệ thống trang thiết bị tân tiến, chuyên dụng cho thăm khám và điều trị bệnh lý Sơ sinh. Do đó, nếu trẻ sơ sinh bị vàng da, bố mẹ có thể đưa trẻ đến Trung tâm Sơ sinh, PlinkCare để được các chuyên gia, bác sĩ khám và điều trị phù hợp.

Khám và điều trị vàng da sơ sinh tại Trung tâm Sơ sinh, PlinkCare, bước đầu trẻ sẽ được đo nồng độ bilirubin trong máu bằng máy do vàng da qua da Bilitest 2000. Điều này giúp hạn chế lấy máu của trẻ, giảm thời gian thực hiện, đợi kết quả của các xét nghiệm, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương ngoài da.

Đối với những trẻ có chỉ định chiếu đèn, trẻ sẽ được chiếu đèn vàng da Lullaby – GE có cường độ sáng lý tưởng, điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu cho trẻ. Bên cạnh đó, đèn sử dụng ánh sáng LED màu xanh sẽ góp phần hạn chế tác dụng phụ khi chiếu đèn vàng da cho trẻ. Bác sĩ theo dõi chặt chẽ nồng độ bilirubin trong máu, thân nhiệt nhằm phát hiện sớm nếu gặp phải tác dụng phụ. Trẻ được cho bú thường xuyên, duy trì da kề da với mẹ.

Hy vọng với những thông tin trên, bố mẹ đã hiểu rõ hơn về phương pháp chiếu đèn trong điều trị vàng da sơ sinh cũng như giải đáp được thắc mắc “Chiếu đèn vàng da có hại không?”. Chiếu đèn trị vàng da được đánh giá cao bởi tính an toàn, hiệu quả và kinh tế nhưng tuyệt đối không tự ý chiếu đèn cho trẻ tại nhà. Trẻ vàng da cần được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send