Image

Chế độ ăn cho người xơ gan đủ chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe

Gan có cơ chế tự chữa lành tổn thương do nhiều tác nhân khác nhau, phổ biến là viêm gan virus, viêm gan do nghiện rượu… Tuy nhiên, sau mỗi lần tự hồi phục, gan sẽ xuất hiện sẹo (tạo sẹo), được gọi là quá trình xơ hóa gan. Ở giai đoạn muộn, quá trình xơ hóa gan sẽ chuyển biến thành xơ gan.

Bệnh xơ gan gồm hai giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: còn gọi là xơ gan còn bù, lúc này gan vẫn còn thực hiện được những chức năng quan trọng và có thể hồi phục.
  • Giai đoạn sau: xơ gan mất bù, còn được gọi là xơ gan cổ trướng. Tổn thương gan lúc này lan tỏa diện rộng, suy giảm chức năng trầm trọng. Tiên lượng xơ gan mất bù xấu, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm ung thư gan.

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống cho người xơ gan

Khi người bệnh bị xơ gan, tùy theo giai đoạn mà các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị, kiểm soát triệu chứng, cải thiện chức năng gan, ngăn chặn biến chứng. Chế độ ăn cho người xơ gan hay dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan nếu tuân thủ đúng sẽ góp phần tích cực trong hiệu quả điều trị, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Những lợi ích cho sức khỏe từ chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan khoa học bao gồm:

1. Bổ sung dinh dưỡng

Hầu hết người bệnh xơ gan đều có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng do khả năng hấp thu dinh dưỡng tại gan giảm sút. Đây cũng cũng là tiền căn của tình trạng teo cơ và thiểu cơ thường gặp ở người bệnh xơ gan. Việc xây dựng chế độ ăn chuyên biệt từ các nguồn thực phẩm phù hợp sẽ giúp người bệnh duy trì được năng lượng hoạt động, bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu. Từ đó, góp phần cải thiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn và sụt cân…, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Hỗ trợ điều trị

Trong quá trình điều trị xơ gan, người bệnh cần ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm hỗ trợ quá trình hồi phục hay kiểm soát các tế bào gan tổn thương, đồng thời bảo vệ tế bào gan khỏe mạnh. Từ đó, cải thiện chức năng gan và duy trì trạng thái ổn định.

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống cho người xơ gan
Chế độ ăn đúng và đảm bảo dinh dưỡng góp phần tích cực trong hiệu quả điều trị xơ gan

3. Ngăn chặn biến chứng xơ gan

Chế độ ăn dành cho người xơ gan cần đảm bảo bổ sung lượng dưỡng chất thiếu hụt, tăng hiệu quả kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, ổn định chức năng gan, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiến triển. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như xơ gan cổ trướng, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng dịch cổ trướng và ung thư gan.

Chế độ ăn cho người xơ gan đầy đủ dinh dưỡng

1. Chế độ ăn cho người xơ gan còn bù

Ở giai đoạn xơ gan còn bù, các tế bào đã bị tổn thương nhưng chưa ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan, những triệu chứng của bệnh cũng chưa rõ ràng. Do đó, đây là giai đoạn vàng để điều trị xơ gan, cho hiệu quả hồi phục cao.

Người bệnh trong giai đoạn này có thể ăn theo chế độ dinh dưỡng cân bằng như người bình thường theo tư vấn của bác sĩ, nhưng cần lưu ý một số yếu tố như:

  • Bổ sung rau củ, chất xơ trong mỗi bữa ăn.
  • Tiết chế sử dụng gia vị trong chế biến, hạn chế sử dụng các gia vị có tính cay nóng như tiêu, ớt, các loại bột gia vị hỗn hợp và hạn chế muối…
  • Ưu tiên thực phẩm sạch, tự chế biến tại nhà, hạn chế tối đa thức ăn chế biến sẵn.

Chế độ ăn cho người xơ gan còn bù nên dựa trên những quy chuẩn sau:

1.1. Nắm rõ định lượng 3 nhóm chất chính cần nạp mỗi ngày

Cách tính lượng tinh bột, đạm và chất béo tốt như sau:

  • Tinh bột: Chiếm 45 – 75% tổng lượng calo mỗi ngày, trong đó người bệnh chỉ dùng tối đa 15% tinh bột chuyển hóa nhanh như cơm trắng, bánh mì trắng, khoai tây…
  • Đạm: Công thức tính lượng đạm tối thiểu cần nạp trong 1 ngày = trọng lượng cơ thể x 0,8 gr. Người bệnh xơ gan nên ưu tiên nguồn đạm hoàn chỉnh từ động vật, các loại thịt trắng như cá ngừ, cá thu, gà, lòng trắng trứng…
  • Chất béo tốt: Chiếm 18 – 24% tổng lượng calo mỗi ngày. Chất béo tốt đến từ những thực phẩm như các loại hạt, hạt chia, quả bơ, dầu ô liu, cá béo…

1.2. Bổ sung chất xơ và lượng vi chất thiếu hụt trong cơ thể

Lượng vi chất thiếu hụt ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Người bệnh xơ gan nói chung và xơ gan còn bù nói riêng cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra chức năng gan, đánh giá tình trạng sức khỏe chung và tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Trong thực đơn hàng ngày, mỗi người, đặc biệt là bệnh nhân xơ gan cần bổ sung chất xơ từ các loại rau củ như: rau ngót, rau cải, rau mồng tơi, bông cải, giá đỗ, cà rốt, bí đỏ, … nhằm tối ưu quá trình hấp thu. Nếu có nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng, người bệnh cần tham vấn với bác sĩ chuyên khoa về sản phẩm và liều lượng an toàn với tình trạng sức khỏe gan hiện tại.

2. Chế độ ăn cho người bị xơ gan cổ trướng, mất bù

Chế độ ăn cho người xơ gan giai đoạn mất bù về cơ bản có thể giống với bệnh nhân xơ gan còn bù hoặc theo tư vấn cụ thể của bác sĩ tùy từng trường hợp. Tuy nhiên, có 2 điểm chính về đạm và muối natri mà người bệnh cần lưu ý tuân theo:

2.1. Lựa chọn nguồn đạm phù hợp

Hơn 50% người bệnh xơ gan cổ trướng bị thiếu hụt đạm, làm chậm quá trình chữa lành, phục hồi tế bào gan, tăng nguy cơ giảm cơ bắp và rủi ro phát triển các biến chứng khác như: viêm phúc mạc do vi khuẩn tự phát, rối loạn chức năng sinh hóa, hội chứng gan thận, …

Đạm được xem là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn cho người xơ gan. Tuy nhiên, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn nguồn đạm động vật vì đây là loại đạm hoàn chỉnh, có sự cân bằng của 9 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, chứa nhiều dưỡng chất khác như vitamin nhóm B, vitamin D, Omega 3, kẽm…

2.2. Hạn chế muối

Chế độ ăn nhiều muối natri có thể dẫn đến tình trạng tăng xơ hóa gan và tăng áp lực tĩnh mạch. Nếu kéo dài ăn nhiều muối, cơ thể người bệnh sẽ có hiện tượng tích nước, gây phù nề và thúc đẩy biến chứng cổ trướng tiến triển. Vì vậy, người bị xơ gan nên dùng ít muối trong khẩu phần ăn, đảm bảo vừa đủ để điều hòa thể tích máu và huyết áp.

Khuyến nghị về chế độ ăn cho người xơ gan

Người bệnh nên tư vấn bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể (1). Tuy nhiên có thể tham khảo các lưu ý khuyến nghị nói chung sau đây.

1. Khuyến nghị về năng lượng

Năng lượng (lượng calo thu nạp) mà người bệnh xơ gan cần là 25 – 40 kcal/kg cân nặng. Định lượng này đảm bảo cơ thể vận hành tốt, duy trì đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Nạp ít hơn lượng calo khuyến nghị có thể dẫn đến mệt mỏi, không đủ sức để hoạt động và giảm khả năng trao đổi chất. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có nguy cơ cao bị suy nhược cơ thể do ảnh hưởng từ bệnh xơ gan lẫn thiếu hụt chất. (2)

2. Khuyến nghị về protein

Những khuyến nghị về lượng đạm trong chế độ ăn cho người xơ gan:

  • Nạp 0,8 – 1g đạm/kg đối với người hoạt động vừa phải; 1,2 – 1,8g đạm/kg cân nặng cho người có nhu cầu hoạt động nhiều.
  • Nên chia đều lượng đạm cho mỗi bữa ăn trong ngày để hạn chế tình trạng chướng bụng khó tiêu.
  • Không nên kiêng hoàn toàn hoặc ăn quá ít chất đạm trong 1 ngày, sẽ khiến quá trình điều trị xơ gan bị ảnh hưởng.
Khuyến nghị về chế độ ăn cho người xơ gan, protein
Người xơ gan cần ưu tiên bổ sung đạm để đảm bảo sức khỏe trong quá trình điều trị

3. Khuyến cáo về natri

Dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan cổ trướng cần đảm bảo không hấp thu vượt quá 2.000 mg natri/ngày (tương đương với 5mg muối). Người bệnh xơ gan còn bù không nhất thiết phải tuân theo đúng con số này nhưng cũng không cần thiết phải hạn chế triệt để việc sử dụng muối.

4. Khuyến nghị về chất lỏng

Mỗi người, nhất là người bệnh xơ gan cần uống đủ nước mỗi ngày để duy trì nước trong cơ thể, hỗ trợ quá trình thải độc gan và thúc đẩy chức năng gan hoạt động hiệu quả hơn. Nên uống từng ngụm nhỏ và chia đều lượng nước ra uống nhiều lần trong ngày. Nếu uống quá nhiều nước một lần có thể gây đau đầu, đầy bụng, hạ natri máu và biến chứng khác.

Công thức tính lượng nước cần uống mỗi ngày: Trọng lượng cơ thể x 0.04 ml nước

5. Khuyến nghị về vitamin

Khi bị xơ gan, cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt kẽm và những chất ít phổ biến khác như: thiamin, niacin, pyridoxine, folate và magie. Sau khi kiểm tra và đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc bổ sung kẽm cùng một số loại thuốc trong phác đồ điều trị xơ gan. Nếu người bệnh có đánh giá thiếu hụt các dưỡng chất khác, bác sĩ sẽ khuyên bổ sung phù hợp.

Việc sử dụng vitamin quá liều hoặc không đúng loại vitamin cần thiết cho có thể gây hại đến sức khỏe, thậm chí khiến tình trạng xơ gan nặng thêm. Vì vậy, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng chức năng gan và biết các dưỡng chất đang bị thiếu.

6. Khuyến nghị về rượu

Rượu và các loại đồ uống có cồn khác đều không phù hợp cho người bệnh xơ gan. Do đó, hạn chế bia rượu là điều tiên quyết trong phác đồ điều trị của người bệnh xơ gan. Thống kê cho thấy, lạm dụng rượu bia chiếm đến 20% nguyên nhân gây xơ gan và các bệnh lý liên quan đến gan khác. Dù chỉ uống một lượng nhỏ cũng sẽ khiến các tế bào gan tổn thương và suy yếu nhanh hơn.

Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân xơ gan

1. Phân bố bữa ăn

Chán ăn là biểu hiện thường gặp ở người bệnh xơ gan, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của các triệu chứng bệnh. Do đó, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, thành 5 – 6 bữa mỗi ngày giúp giảm áp lực khi ăn. Thực đơn cần đa dạng, thay đổi món để quá trình hấp thụ dinh dưỡng được tối ưu, người bệnh cũng vơi bớt cảm giác chán ăn.

Lưu ý, bữa tối cần kết thúc trước giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng để hạn chế tình trạng căng tức bụng, khó ngủ và hạ đường huyết.

2. Lựa chọn và chế biến thực phẩm

Tùy vào tình trạng sức khỏe và người bệnh xơ gan có mắc phải các bệnh lý khác hay không mà bác sĩ sẽ cho lời khuyên để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Nếu người bệnh xơ gan đồng thời bị đái tháo đường, nên lựa chọn nguồn đạm thực vật từ đậu hũ, đậu gà, đậu nành, bông cải, mì căn, hạt chia… xen kẽ với các loại cá béo, thịt nạc trắng khác. Đạm thực vật dù là đạm không hoàn chỉnh, giá trị dinh dưỡng thấp hơn so với đạm động vật nhưng có lượng chất béo thấp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân xơ gan
Người bệnh xơ gan đồng thời đái tháo đường nên lựa chọn đạm thực vật xen kẽ với thịt trắng

Xem thêm:

Người bệnh xơ gan đã tiến triển thành bệnh não gan sẽ có triệu chứng đặc hiệu là chuột rút và có khả năng xảy ra teo cơ. Vì vậy bên cạnh việc tuân thủ chế độ ăn cho người xơ gan, bệnh nhân nên ăn bữa tối giàu đạm và tinh bột chậm, chứa nhiều chất xơ như gạo lứt, khoai lang, các loại nấm, đậu… để cân bằng nitơ trong cơ thể. Từ đó, hỗ trợ thuyên giảm tình trạng chuột rút, teo cơ và ngăn ngừa quá trình tạo glucose.

Bệnh xơ gan mất bù có kèm theo triệu chứng táo bón cần cắt giảm đạm, thay thế bằng các acid amin phân nhánh như thực phẩm bổ sung BCAA (axit amin chuỗi nhánh). Đồng thời, tăng cường bổ sung chất xơ và men tiêu hóa để làm giảm triệu chứng táo bón. Người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ để được chỉ định loại BCAA và men vi sinh với liều lượng đúng với tình trạng sức khỏe.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tóm lại, xơ gan là một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là khi bệnh đã tiến triển thành xơ gan mất bù. Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị và chế độ ăn cho người xơ gan mà bác sĩ đưa ra, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, kiểm soát bệnh, hạn chế suy nhược cơ thể, tăng sức đề kháng.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send