Image

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà như chuyên gia

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Thủy đậu ở trẻ là bệnh gì?

Bệnh thủy đậu (bệnh trái rạ) là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Bệnh do virus Varicella Zoster gây ra với khả năng bùng phát thành dịch vào mùa đông xuân, khi thời tiết nóng ẩm khó chịu, thời tiết nồm ẩm.

Còn đường lây truyền bệnh thủy đậu ở trẻ em chủ yếu là qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn có chứa virus gây bệnh trong không khí, được bắn ra ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi, hay nói chuyện. Ngoài ra, trẻ có thể nhiễm virus gây bệnh do tiếp xúc với dịch tiết từ nốt thủy đậu hay các vật dụng cá nhân, mặt phẳng có chứa virus. Trong một số trường hợp, trẻ vừa ra đời mắc bệnh thủy đậu do lây truyền trực tiếp từ mẹ khi mang thai, gọi là thủy đậu bẩm sinh. (1)

Thủy đậu tuy là một căn bệnh lành tính nhưng bệnh vẫn có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị đúng cách và kịp thời. Một số biến chứng do thủy đậu gây ra gồm:

  • Viêm não;
  • Viêm màng não;
  • Nhiễm trùng thứ cấp;
  • Xuất huyết trong;
  • Viêm phổi;
  • Zona thần kinh;
  • Tử vong.

Cách nhận biết trẻ bị thủy đậu

Sau khi trẻ tiếp xúc với virus gây bệnh thủy đậu khoảng 2 tuần, các triệu chứng của bệnh bắt đầu có biểu hiện ra bên ngoài. Lúc này, bố mẹ có thể nhận biết trẻ bị thủy đậu qua các triệu chứng của bệnh như:

  • Sốt;
  • Mệt mỏi;
  • Quấy khóc bất thường;
  • Mê sản, xuất hiện co giật;
  • Viêm họng;
  • Viêm xuất tiết đường hô hấp trên;
  • Phát ban đỏ trên da và lan rộng khắp cơ thể;
  • Sưng tuyến nước bọt;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Xuất hiện nốt thủy đậu.

Khi có những triệu chứng trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và được bác sĩ hướng dẫn điều trị chăm sóc đúng bệnh. (2)

Nốt thủy đậu xuất hiện khắp cơ thể của trẻ
Nốt thủy đậu xuất hiện khắp cơ thể của trẻ.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu ngay tại nhà

Thông thường, bệnh thủy đậu ở trẻ sẽ được chữa khỏi sau khoảng 7-10 ngày khi được chăm sóc và hỗ trợ điều trị đúng cách, kịp thời. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà, bố mẹ nên biết:

  • Cách ly trẻ: Bệnh thủy đậu có thể bắt đầu lây lan trước khi trẻ nổi mụn nước 1-2 ngày và kéo dài cho đến khi nốt thủy đậu đóng vảy hoàn toàn. Vì vậy, khi trẻ bị thủy đậu, trẻ cần được cách ly với những người xung quanh nhằm ngăn ngừa bệnh lây lan rộng, khó kiểm soát. Nếu bố mẹ hoặc người thân tiếp xúc với trẻ trong khoảng thời gian này cần đeo khẩu trang, sau đó, sát khuẩn cẩn thận. Đặc biệt, bố mẹ không cho trẻ mắc bệnh dùng chung đồ với những người khác, nếu có, đồ dùng cần được sát khuẩn sau khi sử dụng.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, môi trường sống thông thoáng: Trẻ bị thủy đậu cần được vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Việc tắm rửa hằng ngày nên được hiện nhẹ nhàng với nước ấm. Điều này sẽ giúp làm sạch bụi bẩn, hạn chế nhiễm trùng và giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, tránh làm vỡ, trầy xước các nốt mụn nước. Sau khi tắm xong, bố mẹ nên dùng khăn mềm lau kho cho trẻ và cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ. Ngoài ra, trẻ cần giữ tay sạch sẽ, cắt gọn gàng để trẻ không cào, gãy gây vỡ nốt thủy đậu.
  • Hạ sốt cho trẻ đúng cách: Sốt là một trong những biểu hiện phổ biến của thủy đậu. Nếu trẻ sốt nhẹ, bố mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp không dùng thuốc như dùng khăn ấm lau người cho trẻ, uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, mặc quần áo thông thoáng,… Nhưng nếu trẻ sốt cao, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp. Đặc biệt, nếu các nốt thủy đậu có mủ hoặc có biểu hiện sưng tấy ở những vùng da xung quanh, các triệu chứng của thủy đậu trở nặng, trẻ có biểu hiện mệt mỏi, lừ đừ, co giật, hôn mê,…trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, phù hợp với lứa tuổi: Việc bổ sung đủ dưỡng chất cho trẻ khi mắc bệnh thủy đậu sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bố mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và đảm bảo cung cấp đủ những dưỡng chất quan trọng như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất với liều lượng phù hợp với độ tuổi và nhu cầu phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
Trẻ bị thủy đậu nên được vệ sinh cơ thể hằng ngày
Trẻ bị thủy đậu nên được vệ sinh cơ thể hằng ngày bằng nước ấm.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ em bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu tuy lành tính và đa số các ca mắc đều được chữa khỏi qua chăm sóc và điều trị tại nhà nhưng bố mẹ cần nắm rõ một số lưu ý khi chăm sóc trẻ nhằm hạn chế xảy ra biến chứng, gây sẹo, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ như:

  • Tránh chà xát, làm tổn thương, vỡ các nốt mụn nước;
  • Không tắm cho trẻ bằng nước lạnh;
  • Không dùng lá cây tắm hay đắp lên mụn nước;
  • Không tự ý cho trẻ dùng thuốc;
  • Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm khó tiêu.

Trẻ bị thủy đậu kiêng gì?

Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu đạm (thịt đỏ, cá, đậu, chế phẩm giàu đạm từ sữa,…): Khi trẻ bị thủy đậu, bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm giàu đạm vì nó sẽ làm tăng lượng đạm trong cơ thể và gây căng thẳng cho thận.
  • Thực phẩm giàu chất béo (bánh mì, kem, bơ, mỡ động vật,…): Nhóm thực phẩm này gây tăng áp lực cho gan và gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Thực phẩm giàu đường (bánh, kẹo, nước ngọt, nước trái cây chứa nhiều đường,…): Khi trẻ bị thủy đậu ăn các thực phẩm giàu đường, nguy cơ viêm gan và tăng huyết áp ở trẻ tăng cao.
  • Thực phẩm, rau củ cứng, khó tiêu hóa (cà rốt, củ cải, hành tây, quá táo, lê,…): Việc cho trẻ ăn các loại thực phẩm, rau củ cứng, khó tiêu hóa sẽ gây kích thích và tổn thương ruột.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn nhanh: Khi trẻ bị thủy đậu, bố mẹ không nên cho trẻ ăn những món ăn không lành mạnh, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh đồ cay nóng vì chúng gây kích thích đường ruột, và tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa ở trẻ.

Trẻ em bị thủy đậu nên ăn gì?

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe của trẻ, mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu giá trị dinh dưỡng như:

  • Cháo (cháo gà, cháo lươn, cháo cá,…): Đây là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu giá trị dinh dưỡng, không chỉ có tác dụng bổ sung năng lượng, dưỡng chất cần thiết cho trẻ mà còn cung cấp nước cho cơ thể trẻ.
  • Canh (canh cải ngọt, canh rau đay,…): Tương tự như cháo, các món canh này giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Trẻ vừa được bổ sung nước, vừa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
  • Thịt gà, thịt bò, thịt heo hoặc cá với liều lượng vừa đủ nhằm bổ sung protein và sắt cho trẻ.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, sữa đặc, phô mai,…) nhằm cung cấp canxi và các dưỡng chất, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, từ đó, tăng sức đề kháng và xây dựng thế thống xương chắc khỏe.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, PlinkCare theo địa chỉ:

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu. Hy vọng với những thông tin trên, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về cách chăm sóc và điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ tại nhà. Trong quá trình chăm sóc tại nhà, bố mẹ lưu ý theo dõi các triệu chứng và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send