Image

Cách điều trị viêm màng não ở trẻ em đúng chuẩn khoa học

Cách điều trị viêm màng não ở trẻ em

Viêm màng não ở trẻ em làm gì?

Viêm màng não là tình trạng sưng, viêm lớp màng bao phủ não và tủy sống do sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng và một số bệnh lý không do nhiễm trùng khác). Đây là một bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đa số các trường hợp được chữa khỏi, bệnh nhân đều phải đối mặt với nhiều di chứng lâu dài. (1)

Bệnh có thể được phân loại dựa theo độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của loại viêm màng não mà trẻ mắc phải. Một số biểu hiện thường gặp ở trẻ mắc bệnh gồm:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Sốt cao, quấy khóc liên tục, khó chịu, cáu gắt, lờ đờ, uể oải, có xu hướng muốn ngủ nhiều hơn, phản xạ chậm chạp, bỏ bú, bỏ ăn, thóp đầu phì to bất thường,…
  • Trẻ lớn hơn và không mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch: Đau đầu dữ dội, sốt cao đột ngột, cứng cổ, mất ý thức, buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng, co giật, mất tập trung, phát ban,…
Trẻ đau đầu dữ dội do viêm màng não
Trẻ đau đầu dữ dội do viêm màng não.

Nguyên nhân gây viêm màng não ở trẻ em

Virus là nguyên nhân phổ biến gây viêm màng não, tiếp đến là vi khuẩn và các tác nhân khác. Tuy nhiên, viêm màng não do vi khuẩn được đánh giá là nguy hiểm nhất với nguy cơ gây biến chứng và tử vong cao.

  • Viêm màng não do vi khuẩn: Bệnh thường xảy ra sau khi trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng khác (nhiễm trùng tai, xoang, chấn thương hay biến chứng sau phẫu thuật não). Các loại vi khuẩn gây viêm màng não thường gặp: Streptococcus pneumoniae – phế cầu khuẩn, Neisseria meningitidis – não mô cầu khuẩn, Haemophilus Influenzae typ B – Hib, Listeria monocytogenes.
  • Viêm màng não do virus: Các chủng virus gây bệnh thường gặp như enterovirus, virus cúm, quai bị, herpes, HIV,…
  • Viêm màng não do nấm: Cryptococcus là loại nấm gây viêm màng não thường gặp nhất. Các trường hợp mắc bệnh do nấm thường là mãn tính, không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.
  • Viêm màng não do các nguyên nhân khác: Ký sinh trùng, phản ứng hóa học, dị ứng thuốc hay các bệnh lý khác (ung thư, u hạt,…) đều có thể là nguyên nhân gây viêm màng não ở trẻ.

Chẩn đoán viêm màng não ở trẻ em

Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, đánh giá các triệu chứng đã xuất hiện và hỏi về các tiền sử bệnh, trẻ có thể được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm nhằm hỗ trợ việc chẩn đoán viêm màng não. Các xét nghiệm này bao gồm:

1. Xét nghiệm máu:

Phương pháp xét nghiệm máu được thực hiện nhằm tìm ra sự hiện diện của tác nhân gây bệnh (vi sinh vật, vi khuẩn). Bác sĩ có thể thực hiện thêm phương pháp cấy máu nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn huyết.

2. Xét nghiệm hình ảnh:

Các xét nghiệm này bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng đầu, chụp X-quang và Scan CT ngực. Thông qua hình ảnh thu được từ xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tăng áp lực nội sọ hoặc xác định các hiệu ứng khối, tổn thương do viêm màng não gây ra.

Bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của viêm màng não
Bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của viêm màng não qua hình ảnh thu được từ các xét nghiệm.

3. Chọc hút tủy sống:

Khi nghi ngờ trẻ bị viêm màng não, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện phương pháp chọc dò tủy sống, sau đó xét nghiệm não tủy để xác định loại viêm màng não trẻ mắc phải. Nếu trẻ mắc bệnh, xét nghiệm sẽ cho kết quả dịch não tủy có lượng đường thấp, bạch cầu tăng, protein tăng.

Cách điều trị viêm màng não ở trẻ em

Dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị bệnh hiệu quả cho trẻ. Cụ thể:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp, kháng sinh qua tĩnh mạch hoặc thuốc có thành phần chứa corticosteroid nếu bệnh do vi khuẩn gây ra nhằm giảm nguy cơ gây biến chứng, tránh xuất hiện co giật, giảm sưng não.
  • Sử dụng thuốc chống phù não để giảm giảm áp lực nội sọ.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, chống nôn, chống co giật,… nhằm điều trị các triệu chứng đi kèm.
  • Bổ sung dinh dưỡng, nước và điện giải đầy đủ.
  • Cân chỉ thời ngủ nghỉ, tạo môi trường thoải mái cho trẻ nghỉ ngơi.
  • Sử dụng thuốc kháng virus khi cần thiết, thường gặp ở viêm màng não do virus herpes.
  • Sử dụng thuốc kháng nấm khi bệnh do nấm gây ra.
  • Điều trị các bệnh lý nguyên nhân (nếu có).

Lưu ý, tất cả các loại thuốc đều có thể gây nên tác dụng phụ cho trẻ. Do đó, phụ huynh cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và cách sử dụng thuốc cho trẻ. Đối với các loại thực phẩm bổ sung, chế độ dinh dưỡng của trẻ, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

>>>Có thể bạn chưa biết: Trẻ bị viêm màng não có chữa được không? Nên lưu ý gì?

Phương pháp phòng tránh viêm màng não cho trẻ nhỏ hiệu quả

Bộ Y tế khuyến cáo phụ huynh cho trẻ tiêm vaccine phòng ngừa viêm màng não đầy đủ và đúng lịch. Trẻ nên được tiêm loại vaccine này ngay từ 2 tháng tuổi để tăng sức đề kháng và có thể phòng bệnh ngay từ sớm.

Ngoài ra, trẻ nên tiêm thêm các loại vaccine như:

  • Vaccine 6 trong 1 Hexaxim (Pháp)Infanrix Hexa (Bỉ) hoặc vaccine 5 trong 1 Pentaxim (Pháp)/Infanrix IPV + Hib (Bỉ);
  • Vaccine Prevenar 12 – Phế cầu 13 (Bỉ)/Synflorix (Bỉ);
  • Vaccine Menactra (Mỹ);
  • Vaccine VA – Mengoc – BC (Cu Ba);
  • Vaccine Quimi – Hib (Cu Ba).

Bên cạnh việc tiêm phòng vacxin, phụ huynh nên nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ và chủ động thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa trẻ mắc bệnh:

  • Đảm bảo vệ sinh: Tập cho trẻ thói quen dùng giấy che miệng khi ho, hắt hơi, sau đó vứt vào thùng rác và rửa tay với xà phòng và dung dịch sát khuẩn. Trẻ cần được rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Phòng ốc, nhà cửa và khu vực vui chơi của trẻ cũng cần được vệ sinh đều đặn nhằm tạo không gian sống lành mạnh, an toàn.
  • Cân bằng thời gian học tập và ngủ nghỉ: Phụ huynh không nên ép trẻ học quá mức, thay vào đó, hãy tạo điều kiện giúp trẻ tiếp xúc với không gian bên ngoài để giải tỏa căng thẳng và thoải mái hơn. Đồng thời, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ nên được ngủ đủ giấc và ngủ sâu nhằm tạo thời gian cho não nghỉ ngơi, khỏe mạnh. Lưu ý, bố nên cho trẻ ngủ nghỉ trong màn nhằm tránh muỗi đốt.
  • Tạo điều kiện cho trẻ vận động nhiều hơn: Tập thể dục thể thao thường xuyên là một trong những thói quen tốt giúp trẻ nâng cao sức thể lực, phát triển một cách toàn diện. Điều này còn giúp cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ, giảm nguy cơ mắc các bệnh vặt.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, phù hợp lứa tuổi: Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn hay chưa qua tiệt trùng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn. Đối với trẻ lớn hơn, mẹ nên chú ý đến các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng, giúp trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng.
Trẻ nên được tiêm phòng vaccine ngừa viêm màng não sớm
Trẻ nên được tiêm phòng vaccine ngừa viêm màng não sớm.

Khi nào nên đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Viêm màng não kéo dài không chỉ gây nên nhiều tổn thương nghiêm trọng mà còn tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ. Một số tổn thương có thể xảy ra gồm: mất thính giác, suy giảm trí nhớ, trí tuệ chậm phát triển, tổn thương não vĩnh viễn, suy thận, động kinh, khó kiểm soát các chi,…

Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ viêm màng não, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm các tốt. Các biểu hiện có thể xuất hiện gồm:

  • Sốt cao
  • Đau đầu dữ dội, dai dẳng
  • Cứng cổ
  • Lú lẫn
  • Nôn mửa nhiều

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, PlinkCare theo địa chỉ:

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh viêm màng não và cách điều trị viêm màng não ở trẻ em. Đây là một bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh nghiêm trọng, gây nên nhiều hệ quả nặng nề. Do đó, phụ huynh nên chủ động phòng chống bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám sớm khi có bất thường.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send