Image

6 cách điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em có thể bạn chưa biết

Viêm cầu thận cấp ở trẻ là bệnh gì?

Viêm cầu thận cấp ở trẻ là một bệnh lý khởi phát đột ngột, phổ biến ở trẻ em từ 2-12 tuổi. Khi phát bệnh, trẻ thường có biểu hiện phù toàn thân (nhất là vùng mặt), tần suất đi tiểu thấp, nước tiểu ít, tiểu ra máu, huyết áp tăng…

Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để hạn chế tổn thương cho thận, dẫn đến suy thận mạn và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ như suy thận cấp, suy tim cấp, phù não, phù phổi cấp…

Nguyên nhân trẻ bị viêm cầu thận cấp

Trẻ em có sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, do đó, khi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh xâm nhập, chúng có thể sinh sôi và lan rộng ra các cơ quan khác một cách nhanh chóng. Theo thống kê có đến gần 80% trẻ bị viêm cầu thận cấp sau khi mắc các bệnh nhiễm trùng do liên cầu khuẩn gây ra. Ngoài ra, trẻ còn có thể mắc bệnh do sự tấn công của một số chủng virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng như: virus HIV khiến hệ miễn dịch suy giảm, virus viêm gan B, viêm gan C làm giảm chức năng gan, vi khuẩn E.coli, sởi, quai bị, thủy đậu, toxoplasma, rickettsia…

Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ có thể được gây ra bởi các bệnh lý gây rối loạn miễn dịch như lupus ban đỏ (đây là một bệnh viêm mãn tính gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể), hội chứng Goodpasture (hội chứng rối loạn miễn dịch phổi), hoặc do các bệnh lý liên quan đến mạch máu như bệnh u hạt Wegener, viêm mạch, ban xuất huyết Henoch Schonlein…

Bên cạnh các nguyên nhân trên, trẻ có các yếu tố sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận cấp cao hơn:

  • Trẻ được sinh ra trong gia đình có người từng mắc hoặc đang mắc bệnh viêm cầu thận cấp tính hoặc mạn tính.
  • Trẻ không được vệ sinh cá nhân đúng cách.
Liên cầu khuẩn là nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp
Liên cầu khuẩn là nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp ở trẻ phổ biến nhất.

Chẩn đoán viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Khi trẻ có các triệu chứng hoặc nghi mắc viêm cầu thận cấp, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát của trẻ, hỏi về các tiền sử bệnh của trẻ và gia đình, đồng thời yêu cầu thực hiện một số thủ thuật y khoa khác nhằm kiểm tra nguyên nhân gây bệnh, mức độ phát triển bệnh của trẻ, từ đó, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Các thủ thuật y khoa thường được dùng trong chẩn đoán bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em:

  • Cấy trùng cổ họng;
  • Xét nghiệm máu;
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Đo điện tâm đồ;
  • Siêu âm;
  • Chụp X-quang;
  • Sinh thiết thận;

Cách điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em

1. Điều trị nhiễm trùng do Streptococcus

Đối với các trường hợp viêm cầu thận cấp ở trẻ em do nhiễm trùng Streptococcus, các bước điều trị đầu tiên đều hướng đến việc ngăn chặn sự lây lan và phát triển của liên cầu khuẩn trong cơ thể, đồng thời, hạn chế các tổn thương cho trẻ do vi khuẩn gây ra.

Thuốc kháng sinh Cephalosporin hay  Penicillin thuộc nhóm β Lactam là các kháng sinh thường được lựa chọn trong phần điều trị này. Ngoài ra, đối với trường hợp trẻ bị viêm cầu thận nặng, bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ bằng liệu pháp kháng sinh phối hợp giữa Penicillin với một kháng sinh khác ngay từ đầu để ngăn chặn bệnh chuyển biến thành các biến chứng nghiêm trọng.

2. Phương pháp điều trị tăng huyết áp

Tình trạng tăng huyết áp ở trẻ bị viêm cầu thận cấp được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Khi huyết áp tăng cao và không được hỗ trợ hạ áp kịp thời, trẻ có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như phình mạch, suy tim, hẹp mạch máu đến một số có quan (thận, mắt,…), ảnh hưởng đến não bộ, suy giảm trí nhớ,… Vì vậy, bên cạnh việc điều trị nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh, trẻ bị viêm cầu thận cấp cần được kiểm soát và điều chỉnh huyết áp ở mức bình thường, ổn định.

Trong trường hợp huyết áp của trẻ tăng quá cao, gây tổn thương ở các cơ quan khác như tim, não, phổi hoặc khiến tình trạng suy thận ở trẻ trở nên tồi tệ hơn, trẻ cần được điều trị hạ áp tích cực ngay lập tức. Bên cạnh việc điều trị hạ áp, bác sĩ có thể phối hợp với với một số loại thuốc có cơ chế tác dụng khác như thuốc tác dụng trung ương, thuốc phong tỏa hạch giao cảm, thuốc chẹn kênh calci, thuốc ức chế men chuyển và giảm tiết renin, thuốc chẹn β…

Việc lựa chọn thuốc và liều dùng sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên cơ địa, độ tuổi, tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe tổng quát, mức độ nghiêm trọng của viêm cầu thận cấp và tăng huyết áp của trẻ. Vì vậy, đối với các trường hợp trẻ không đáp ứng với thuốc, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp bằng phương pháp lọc máu.

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em có thể khiến huyết áp tăng cao
Viêm cầu thận cấp ở trẻ em có thể khiến huyết áp tăng cao, khó kiểm soát

3. Cách điều trị lợi tiểu

Furosemide là loại thuốc lợi tiểu thường được sử dụng trong điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ. Các thuốc này có tác dụng chính là tăng lượng nước tiểu, giảm phù, hỗ trợ hạ huyết áp, điều chỉnh lượng kali trong máu, tăng thải trừ natri và cải thiện các chức năng của thận.

4. Điều chỉnh các rối loạn điện giải

Viêm cầu thận cấp khiến lượng chất lỏng dư thừa không được bài tiết ra ngoài mà tích tụ trong các cơ quan của cơ thể, dẫn đến tình trạng sưng, phù và rối loạn điện giải. Vì vậy, điều chỉnh các rối loạn điện giải cũng là một phần quan trọng trong điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em.

5. Điều trị không dùng thuốc

Ngoài các điều trị bằng thuốc, trẻ bị viêm cầu thận cấp có thể được điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc gồm:

  • Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Trẻ mắc bệnh cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Tốt nhất, bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi tại giường, vận động nhẹ nhàng và không chạy nhảy, chơi đùa cho đến khi bệnh được cải thiện, hết phù và huyết áp ổn định ở mức bình thường.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp: Để tránh tình trạng cơ thể giữ nước gây phù nề, trẻ nên hạn chế lượng muối cung cấp cho cơ thể mỗi ngày cho đến khi trải qua giai đoạn cấp. Hơn nữa, trẻ cần đảm bảo được cung cấp đủ năng lượng tối thiểu cho các hoạt động hằng ngày 50 Kcal/kg/ngày.
Trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn khi mắc bệnh
Trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn khi mắc bệnh.

6. Các phương pháp chữa trị khác

Để đề phòng các tổn thương nghiêm trọng do viêm cầu thận cấp ở trẻ em gây ra, trong quá  trình điều trị bệnh, bác sĩ có thể kết hợp với các phương pháp chữa trị khác như:

  • Đối với trẻ không đáp ứng với các phương pháp điều trị lâm sàng, tăng kali, ure trong máu, huyết áp cao, phù phổi cấp,…: thực hiện phương pháp thẩm phân phúc mạc hoặc lọc máu ngoài thận (thận nhân tạo).

Trong quá trình điều trị viêm cầu thận cấp, trẻ nên được nghỉ ngơi và chăm sóc tại bệnh viện và chỉ xuất viện khi có chỉ định của bác sĩ hoặc trình trạng sức khỏe của trẻ đã được kiểm soát và duy trì ở mức ổn định sau 1-2 tuần nằm viện. Mặc dù trẻ đã được chữa khỏi nhưng tình trạng máu và protein lẫn trong nước tiểu vẫn sẽ kéo dài cho đến gần 1 năm sau đó, vì vậy, trẻ cần tái khám đầy đủ và đúng hẹn để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra càng sớm càng tốt. Lịch tái khám của trẻ viêm cầu thận cấp sau khi được chữa khỏi thường là 1 tháng, 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 tháng. (1)

Chế độ ăn dành cho trẻ bị viêm cầu thận cấp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc thực hiện chế độ ăn phù hợp sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị, giúp trẻ hồi phục nhanh chóng. Vì vậy, khi trẻ bị viêm cầu thận cấp, bố mẹ nên lưu ý:

  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày: giúp cải thiện và kiểm soát huyết áp ở mức bình thường, giảm nguy cơ tăng huyết áp và ứ nước trong cơ thể.
  • Giảm lượng nước cho trẻ uống hằng ngày: kiểm soát huyết áp và giảm gánh nặng cho thận.
  • Tránh các loại thực phẩm giàu protein: giúp thận làm việc hiệu quả hơn, có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục, làm chậm quá trình tích tự chất thải trong máu.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, PlinkCare theo địa chỉ:

Có đến 90% trẻ mắc bệnh viêm cầu thận cấp đều có thể được chữa khỏi hoàn toàn mà không gặp bất kỳ tổn thương nghiêm trọng nào. Việc phát hiện bệnh sớm, có cách điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em phù hợp sẽ giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send