Image

Các biến chứng thủy đậu vô cùng nguy hiểm có thể bạn chưa biết

biến chứng thủy đậu

Thủy đậu là bệnh gì?

Bệnh thủy đậu do virus Varicella-zoster (VZV) gây ra, đặc trưng bởi tình trạng phát ban ngứa với những nốt phồng rộp xuất hiện đầu tiên ở ngực, lưng, mặt, sau đó lan rộng ra toàn cơ thể.

Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, thường gặp ở trẻ từ 2-5 tuổi. Thông thường, thủy đậu sẽ khởi phát sau khoảng 10 đến 21 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh và sẽ hết hoàn toàn sau 1-2 tuần.

Cách nhận biết bệnh thủy đậu

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của thủy đậu, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau, cụ thể như:

  • Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài khoảng 2-3 tuần, không có dấu hiệu bất thường.
  • Giai đoạn khởi phát: các triệu chứng đầu tiên xuất hiện một các đồng loạt trong 1-2 ngày, ở mức độ nhẹ, tương tự như cảm cúm, kèm: sốt nhẹ, đau đầu, sổ mũi, đau mỏi cơ, chảy nước mũi, cảm giác ngứa ngáy ở một số vùng da nhỏ và nổi hạch phía sau tai (tùy trường hợp).
  • Giai đoạn toàn phát: Xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của thủy đậu, gồm xuất hiện nốt ban có chứa dịch ở tay, chân, lưng và niêm mạch, trẻ cảm thấy ngứa rát, chán ăn, khó chịu, sốt cao, đau đầu dữ dội, đau nhức cơ, nôn ói.
  • Giai đoạn bình phục: diễn ra trong khoảng 3-4 ngày, các nốt mụn nước bắt đầu vỡ ra, khô lại, đóng thành vảy và bong tróc. Các nốt ban sau khi biết mất thường để lại vết thâm.
Triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu
Triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu là các nốt ban, chứa dịch gây ngứa

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

Có, thủy đậu là một căn bệnh nguy hiểm, có diễn biến nhanh chóng và nguy cơ gây biến chứng cao, đặc biệt khi bệnh nhân có bệnh nền hay gặp các vấn đề khác về sức khỏe, gồm:

  • Phụ nữ mang thai;
  • Trẻ sơ sinh;
  • Thanh thiếu niên;
  • Người lớn;
  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu: mắc bệnh HIV/AIDS, từng thực hiện các phẫu thuật cấy ghép tạng,…
  • Người chưa được tiêm vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu;
  • Người đang dùng thuốc steroid, dùng thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị, xạ trị, hen suyễn;
  • Mắc bệnh đông máu nội mạch lan tỏa.

Biến chứng thủy đậu

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh thủy đậu có thể được điều trị hoàn toàn tại nhà và không để lại các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể gây ra các biến chứng gồm:

  • Viêm da do bội nhiễm ở nốt thủy đậu có mưng mủ;
  • Để lại sẹo, sẹo sâu khiến người bệnh mất tự tin;
  • Hoại tử tại vết loét, xảy ra ở người bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng;
  • Nhiễm trùng, viêm não (tỷ lệ xuất hiện khoảng 1-2/1000 ca bệnh) (1);
  • Hội chứng Reye, xảy ra khi bệnh nhân dùng thuốc aspirin;
  • Viêm gan;
  • Viêm phổi (phổ biến ở phụ nữ mang thai), viêm phổi nặng do virus;
  • Nhiễm trùng máu (do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn);
  • Viêm cầu thận cấp tính (do liên cầu thận);
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu;
  • Viêm tai ngoài, viêm tai giữa;
  • Viêm thanh quản;
  • Mất nước nghiêm trọng.

Bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi, nhất là khi mẹ mắc bệnh ở giai đoạn đầu thai kỳ hoặc trước sinh. Nếu thai phụ mắc bệnh trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, nguy cơ sảy thai sẽ tăng cao. Hơn nữa, trẻ sinh ra có thể mắc thủy đậu bẩm sinh hoặc có nhiều dị tật như đầu nhỏ, tay chân go gồng, bại não, nhẹ cân, chậm phát triển,….

Trường hợp thai phụ mắc bệnh ở những ngày gần sinh hoặc sau sinh, trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh với tình trạng nghiêm trọng, có nhiều mụn nước, dễ mắc viêm phổi, viêm đường hô hấp,…

Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ (CDC), trẻ sơ sinh bị thủy đậu có nguy cơ tử vong lên đến 30%. Con số này đã giảm xuống 7% nhờ vào sự tiến bộ của y học và sự ra đời của vacxin ngừa thủy đậu.

Bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu sau khi đã được chữa khỏi hoàn toàn, siêu vi thủy đậu vẫn có thể tồn tại trong các hạch thần kinh ở dạng bất hoạt (ngủ đông). Khi gặp các điều kiện thuận lợi như suy giảm đề kháng hay bị tác động từ các yếu tố khác, siêu vi sẽ tái hoạt động sau nhiều năm (có thể là 10 năm, 30 năm,…) gây bệnh Zona thần kinh (giời leo).

Virus thủy đậu có thể tấn công đến hệ thần kinh
Virus thủy đậu có thể tấn công đến hệ thần kinh, đe dọa tử vong ở bệnh nhân

Cách phòng thủy đậu

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu là tiêm phòng vacxin thủy đậu. Việc tiêm vacxin phòng ngừa bệnh sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể chống lại chủng virus gây bệnh thủy đó, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn bệnh lây lan. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp thực hiện một số cách phòng ngừa bệnh thủy đậu như:

  • Giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi tiếp xúc với người khác, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Hạn chế tiếp xúc với những người có dấu hiệu mắc bệnh hoặc đang mắc bệnh;
  • Tránh dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, nhất là người mắc bệnh;
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất;
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày và ngủ đủ giấc;

Tiêm Vacxin ngừa thủy đậu ở đâu đáng tin cậy?

Hiện nay có rất nhiều trung tâm tiêm chủng vacxin cho cả trẻ em và người lớn trên khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên, để hiểu rõ và tiêm đủ các loại vacxin phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng, bạn nên đến những địa điểm tiêm phòng đáng tin cậy.

Trung tâm tiêm chủng PlinkCare là một cơ sở tiêm chủng uy tín, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vacxin cơ bản và dành riêng cho trẻ em em khuyến cáo của Bộ Y tế. Tất các các loại vacxin tại Tâm Anh đều đảm bảo chất lượng tốt nhất, có nguồn gốc rõ ràng, từ các thương hiệu Vacxin hàng đầu thế giới như Sanofi Pasteur, MSD,…

Khi đến tiêm chủng, bạn sẽ được tư vấn đầy đủ các thông tin về việc tiêm chủng vacxin cần được tiêm trong độ tuổi của mình, chăm sóc chu đáo và theo dõi phản ứng sau tiêm,… Ngoài ra, trước khi đến tiêm chủng, bạn có thể liên hệ với bệnh viện qua các phương tiện truyền thông, số hotline, website, email để hỏi về tình trạng vacxin ở bệnh viện và đặt lịch tiêm.

Tiêm vacxin thủy đậu cho trẻ
Tiêm vacxin thủy đậu cho trẻ tại Trung tâm tiêm chủng PlinkCare

Đối với vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu, tại Trung tâm tiêm chủng PlinkCare hiện có hai loại vacxin:

  • Vắc-xin Varivax: Được nhập khẩu từ hãng Merck Sharp & Dohme, Mỹ. Vắc-xin được tiêm dưới da với liều lượng 0.5ml/lần tiêm.
    • Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm đủ 2 mũi. Mũi đầu tiên cách mũi thứ hai 3 tháng hoặc sau khi trẻ được 4-6 tuổi.
    • Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn chưa từng mắc thủy đậu: tiêm 2 mũi. Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng.
    • Phụ nữ mang thai: tiêm đủ 2 mũi vacxin trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm là tối thiểu 1 tháng.
  • Vắc-xin Varicella: Được nhập khẩu từ hãng Green Cross, Hàn Quốc. Vắc-xin được tiêm dưới da với liều lượng 0.5ml/lần tiêm. Phác đồ tiêm giống với vắc-xin varivax.
  • Vắc-xin Varilrix: Được nhập khẩu từ hãng Glaxosmithkline (GSK), Bỉ. Vắc-xin được tiêm dưới da ở vùng cơ delta hoặc vùng má ngoài đùi với liều lượng 0.5ml.
    • Đối với trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm đủ 2 mũi. Mũi đầu tiên cách mũi thứ hai 3 tháng.
    • Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn chưa từng mắc thủy đậu: tiêm 2 mũi. Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng.
    • Phụ nữ mang thai: tiêm đủ 2 mũi vacxin trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 4 tuần.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới Khoa Nhi, PlinkCare theo địa chỉ:

Trên đây là những thông tin về biến chứng thủy đậu và cách phòng ngừa thủy đậu an toàn, hiệu quả nhất. Mặc dù bệnh thủy đậu thường xuất hiện với các triệu chứng nhẹ, có thể chữa khỏi tại nhà nhưng bệnh vẫn có thể gây biến chứng. Vì vậy, bệnh nhân không được chủ quan và nên đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn chăm sóc đúng cách.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send