Image

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Có bị ảnh hưởng gì không?

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Người bệnh có thể đi bộ nhưng thời gian vận động sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương, đau đớn và khó chịu gặp phải. Nguyên nhân bởi triệu chứng có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng di chuyển và thực hiện các hoạt động thể chất khác. (1)

Trong một số trường hợp, đi bộ có tác động tích cực đến chứng thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, triệu chứng đau đớn, khó chịu dần được cải thiện nhờ tăng cường cơ bắp hỗ trợ cột sống và lưu thông máu đến vùng tổn thương. Tuy nhiên, người bệnh cần lắng nghe cơ thể mình, tránh vận động quá mức khiến cơn đau trở nên trầm trọng.

Thực tế, đi bộ là một hoạt động ít tác động, tương đối nhẹ nhàng đối với cột sống. Điều này có lợi với chứng thoát vị đĩa đệm bởi làm giảm áp lực lên vùng tổn thương, cải thiện thể lực tổng thể, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.

Tuy nhiên, hình thức vận động này cũng đi kèm một số rủi ro đối với người bị thoát vị đĩa đệm. Nếu người bệnh đi bộ không đúng cách, tình trạng tổn thương có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn, thói quen đi quá nhanh, đi sai tư thế, đi trên bề mặt không bằng phẳng, giày không vừa chân… sẽ làm cột sống bị căng thẳng, khiến chứng thoát vị đĩa đệm thêm trầm trọng.

Vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hình thức vận động này có thể mang lại lợi ích cho cột sống nếu thực hiện đúng cách, ngược lại sẽ làm tình trạng tiến triển tiêu cực. Nếu người bệnh không chắc chắn liệu có nên đi bộ hay không, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có quyết định chính xác nhất.

lợi ích của việc đi bộ

Lợi ích của bài tập đi bộ tình trạng thoát vị đĩa đệm

Trong quá trình điều trị và phục hồi chứng thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần di chuyển đều đặn để kích thích tuần hoàn máu lưu thông thuận lợi, rút ngắn thời gian tái hấp thu và phục hồi tổn thương. Lúc đó, đi bộ là một lựa chọn thay thế lý tưởng so với các bài tập vận động khác. Hình thức hoạt động này mang đến nhiều lợi ích tích cực cho cột sống và vấn đề phục hồi tổn thương nếu thực hiện đúng cách. (2)

Đi bộ giúp tăng cường lưu lượng máu và oxy đến tế bào, duy trì tính ngậm nước của đĩa đệm. Đây đều là những yếu tố quan trọng đối với quá trình chữa lành tổn thương. Lợi ích cụ thể phải kể đến như sau:

  • Đi bộ giúp tăng cường cơ bắp hỗ trợ cột sống

Cơ bắp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính ổn định và chuyển động của lưng dưới. Tuy nhiên, cơ dễ bị thoái hóa và yếu đi do lối sống ít vận động, gây ra tình trạng lệch cột sống. Điều này khiến cơn đau thoát vị đĩa đệm càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, thói quen đi bộ có khả năng khắc phục được vấn đề này bởi:

  • Tăng lưu lượng máu: Ngưng hoạt động thể chất có thể khiến các mạch máu nhỏ trong cột sống bị co lại, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ. Ngược lại, đi bộ sẽ làm giãn nở mạch máu, từ đó tăng cường cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ cột sống.
  • Đào thải độc tố: Cơ bắp tạo ra chất độc sinh lý trong quá trình co lại và giãn ra. Theo thời gian, những chất độc này có thể tích tụ ở các mô cơ ở lưng dưới và gây cứng khớp, làm trầm trọng hơn chứng thoát vị đĩa đệm. Do đó, người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng này.
  • Giúp vùng lưng dưới trở nên linh hoạt hơn: Ngưng hoạt động thể chất có thể khiến các cơ và khớp ở vùng hông, lưng dưới bị cứng. Điều này làm gia tăng áp lực lên cột sống thắt lưng, làm thay đổi độ cong tự nhiên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chứng thoát vị đĩa đệm. Trong khi đó, thói quen đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện tính linh hoạt cho vùng lưng dưới bằng cách kéo căng cơ, dây chằng ở lưng, mông, chân. Đây là tác động tích cực hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương diễn ra thuận lợi hơn.

tăng cường cơ bắp

Lưu ý khi thực hiện đi bộ cho bệnh nhân

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng người bệnh thoát vị đĩa đệm nên cân nhắc để đảm bảo đạt được hiệu quả cải thiện tích cực đồng thời hạn chế tổn thương nghiêm trọng hơn: (3)

Cường độ tập luyện

Người bệnh nên bắt đầu với thói quen đi bộ ngắn, từ 5 – 10 phút mỗi ngày sau đó tăng dần lên. Ngoài ra, việc sử dụng máy chạy bộ cường độ phù hợp cũng là gợi ý có thể tham khảo, nhưng cần trao đổi trước với bác sĩ để có quyết định hợp lý.

Tư thế

Đi bộ với tư thế đúng giúp duy trì độ cong tự nhiên của cột sống. Điều này càng quan trọng hơn ở người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm. Cụ thể như sau:

  • Khi di chuyển, phần vai cần được thư giãn, phần đầu nên cân bằng với cột sống, không được uốn cong về trước hoặc sau.
  • Đảm bảo cằm được giữ thẳng, mắt hướng về phía trước để làm giảm căng thẳng cho vùng cổ và lưng.
  • Di chuyển nhẹ nhàng, chậm rãi, hít thở đều.

cường độ tập luyện vừa phải

Các môn thể thao khác có thể thực hiện

Ngoài đi bộ, người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có thể tham khảo thêm các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng, đơn giản để cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt cho vùng lưng, chẳng hạn như:

1. Bơi lội

Bơi lội là lựa chọn lý tưởng cho người bệnh trong quá trình phục hồi chứng thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, di chuyển nhẹ nhàng dưới nước cùng lực cản trong hồ bơi sẽ giúp kéo căng các cơ, cải thiện hiệu quả triệu chứng đau nhức lưng, đem đến cảm giác dễ chịu hơn.

Một ưu điểm đáng nói là môi trường nước ít gây áp lực lên cột sống nên tình trạng chấn thương được hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý cần thực hiện chậm rãi, kiểm soát tốt hoạt động của bản thân để tránh tổn thương không đáng có.

2. Đi xe đạp

Đi xe đạp giúp kéo căng và thư giãn các cơ bị căng cứng ở cột sống đồng thời làm giảm áp lực trọng lượng lên cơ thể. Hoạt động này dường như không gây tác động tiêu cực cho cột sống, từ đó giúp cải thiện triệu chứng đau lưng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần duy trì tư thế đạp xe đúng, đảm bảo phương tiện có kích thước phù hợp đồng thời nên điều chỉnh yên xe và tay lái sao cho tạo cảm giác thoải mái nhất.

Thực tế cho thấy, xe đạp thông thường và xe đạp cố định đều mang lại hiệu quả giảm đau như nhau. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

Tránh hoạt động cường độ cao vì dễ khiến tình trạng đau nhức thêm nghiêm trọng.
Tránh đạp xe trên các con đường có bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng vì dễ khiến cơn đau bùng phát.

Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn và sử dụng xe đạp.

3. Yoga

Các bài tập giãn cơ đơn giản như yoga hay pilates đều có khả năng cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt cho lưng, làm giảm áp lực lên dây thần kinh cột sống. Điều này có tác động tích cực đến cơn đau cũng như tốc độ phục hồi chứng thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số tư thế nên tham khảo:

  • Tư thế rắn hổ mang.
  • Tư thế đầu gối chạm ngực.
  • Tư thế chống tay vào ngón chân cái.

bài tập yoga hỗ trợ cột sống

Các bài tập cần tránh

Bên cạnh một số hoạt động có lợi, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tránh các bài tập tác động mạnh để tránh cơn đau bùng phát và tổn thương nghiêm trọng hơn:

  • Squat (bài tập đứng lên – Ngồi xuống).
  • Deadlifts (bài tập dạng phức hợp).
  • Leg press (bài tập đạp đùi).
  • Nâng vật nặng.
  • Uốn cong cột sống đột ngột hoặc lặp đi lặp lại.
  • Xoay cột sống (gập người, vặn mình).
  • Tập tạ.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống PlinkCare, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

PlinkCare còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp các giải đáp chi tiết liên quan đến thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thể nhiều cập nhật hữu ích để chủ động kiểm soát tình trạng bệnh lý của mình, ngăn hạn chế tổn thương thêm và đẩy nhanh quá trình phục hồi một cách tích cực.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send