Image

Bảng giá xét nghiệm máu tổng quát bao nhiêu tiền? Chi phí có đắt?

Khi nào nên lựa chọn xét nghiệm máu tổng quát?

Xét nghiệm máu tổng quát là xét nghiệm được chỉ định nhiều trong khám chữa bệnh, khám tổng quát định kỳ hằng năm. Bên cạnh đó, các loại hồ sơ hiện nay cũng cần xét nghiệm máu như:

  • Hồ sơ xin việc;
  • Hồ sơ thi tuyển đi học;
  • Hồ sơ xin các giấy phép;
  • Khám tiền hôn nhân…

Xét nghiệm máu tổng quát giúp phát hiện sớm hoặc cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Từ đó có hướng phòng ngừa hoặc điều trị sớm, hạn chế để lại di chứng cho người bệnh. Nếu bạn đợi đến khi xuất hiện các triệu chứng mới thực hiện xét nghiệm máu tổng quát thì có thể lúc này bệnh đã trở nặng và gây khó khăn trong điều trị.

Ngoài ra, nhờ có xét nghiệm mà người bệnh cũng nắm rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân, có cơ sở điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập, nghỉ ngơi phù hợp, tăng cường sức khỏe.

xét nghiệm máu tổng quát giúp phát hiện sớm
Xét nghiệm máu tổng quát giúp phát hiện sớm hoặc cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Xét nghiệm máu có bao nhiêu loại?

Xét nghiệm máu thông thường gồm 2 nhóm xét nghiệm cơ bản: xét nghiệm huyết học và xét nghiệm sinh hóa máu.

1. Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là xét nghiệm cơ bản trong xét nghiệm huyết học, thực hiện khi khám sức khỏe cũng như chữa bệnh. Xét nghiệm này cho biết các thông tin về thành phần máu như: bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu và các thành phần tế bào khác trong máu, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng cơ bản của máu, phát hiện thiếu máu, nhiễm trùng, các bệnh về máu và các rối loạn khác.

2. Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu là xét nghiệm phân tích các thành phần trong huyết tương như chất điện giải, chất béo, đường, protein… Dựa vào kết quả, bác sĩ có cơ sở đánh giá chi tiết khả năng hoạt động của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể như gan, thận. Xét nghiệm sinh hóa máu được thực hiện khi bụng đói hoặc no, thường kèm theo xét nghiệm công thức máu toàn bộ.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy sự bất thường trong máu, đó có thể là biểu hiện của bệnh hoặc tác dụng phụ của quá trình điều trị. Bác sĩ thường dựa vào bệnh cảnh để chỉ định loại xét nghiệm phù hợp với tình trạng bệnh cần quan tâm.

xét nghiệm sinh hóa máu giúp xác định các chỉ số liên quan
Xét nghiệm sinh hóa máu giúp xác định các chỉ số liên quan đến chức năng thận: ure, axit uric, phốt pho, creatinine, eGFR (tính mức lọc cầu thận).

Các xét nghiệm sinh hoá phổ biến thường tập trung vào các thành phần như: creatinine, chất béo, đường, protein, vitamin, chất điện giải, khoáng chất, hormone, chức năng gan, tuyến giáp… Tóm lại, các xét nghiệm đều hỗ trợ mục đích chẩn đoán, theo dõi tình trạng bệnh, trước, trong và sau điều trị.

Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu: (1)

  • Chỉ số liên quan đến chức năng thận: ure, axit uric, phốt pho, creatinine, eGFR (tính mức lọc cầu thận).
  • Chỉ số liên quan đến bệnh đái tháo đường: lượng đường trong máu khi đói (glucose), HbA1c.
  • Chỉ số liên quan đến bệnh gout: axit uric.
  • Chỉ số phản ánh sức khỏe xương, hàm lượng Vitamin D, chức năng tuyến cận giáp: ALP (nồng độ enzyme phosphatase kiềm trong máu), canxi, phốt pho.
  • Chỉ số đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch: cholesterol, apolipoprotein B (nếu mức triglycerid quá cao), triglycerid, HDL cholesterol (có chức năng vận chuyển cholesterol trong máu).
  • Chỉ số phản ánh chức năng gan và ống mật: bilirubin toàn phần, albumin, ALP, lactate dehydrogenase (LDH), gamma-glutamyltransferase (GGT), aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase (ALT).
  • Chỉ số liên quan đến thiếu máu tan máu: bilirubin.
  • Chỉ số phản ánh chức năng tuyến thượng thận, pH máu, mất nước, phù, tăng huyết áp: natri, kali…
  • Các chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chức năng tủy xương bao gồm protein, albumin, globulin, tỷ lệ albumin/globulin (A/G), cùng với LDH.
  • Các chỉ số sinh hóa đặc thù liên quan đến từng bệnh cụ thể sẽ được bác sĩ tư vấn chi tiết.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu tổng quát là phương pháp quan trọng để phát hiện, phòng ngừa các vấn đề của cơ thể. Tuy nhiên, giá xét nghiệm máu thường dao động và tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể:

  • Loại xét nghiệm: có rất nhiều loại xét nghiệm máu khác nhau, từ xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu đến xét nghiệm sinh hóa. Mỗi loại xét nghiệm có mức độ phức tạp và yêu cầu thiết bị khác nhau, do đó chi phí xét nghiệm máu cũng khác nhau.
  • Số lượng xét nghiệm cần thực hiện: Số lượng xét nghiệm máu cần thực hiện phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác và các yếu tố liên quan mang tính gia đình và chỉ định của bác sĩ. Nếu chỉ cần kiểm tra sức khỏe tổng quát, chỉ cần một vài xét nghiệm cơ bản được thực hiện. Nếu có triệu chứng bất thường hoặc muốn chẩn đoán bệnh, nhiều xét nghiệm hơn được thực hiện để xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Do đó, bạn càng làm nhiều xét nghiệm thì chi phí xét nghiệm máu tổng quát càng cao.
  • Cơ sở thực hiện xét nghiệm máu: các địa chỉ y tế uy tín có giá xét nghiệm máu tổng quát hợp lý và cho kết quả chính xác hơn.
  • Kỹ thuật xét nghiệm: có 2 kỹ thuật xét nghiệm máu là xét nghiệm vi sinh và xét nghiệm miễn dịch. Xét nghiệm vi sinh là kỹ thuật dùng để phát hiện các vi sinh vật gây bệnh trong máu, như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… Xét nghiệm miễn dịch là kỹ thuật dùng để phát hiện các thành phần liên quan đến hệ miễn dịch trong máu, như kháng nguyên, kháng thể, cytokine… Mỗi kỹ thuật có ưu và nhược điểm riêng, do đó chi phí cũng sẽ khác nhau.
  • Hình thức thực hiện xét nghiệm: có 2 hình thức thực hiện xét nghiệm máu là xét nghiệm trực tiếp và xét nghiệm gián tiếp. Xét nghiệm trực tiếp là hình thức dùng để phát hiện các vi sinh vật hoặc thành phần miễn dịch trong máu bằng các phương pháp như nuôi cấy, PCR, ELISA… Xét nghiệm gián tiếp là hình thức dùng để suy luận về các vi sinh vật hoặc thành phần miễn dịch trong máu bằng các phương pháp như sinh hóa, huyết học, miễn dịch hóa… Mỗi hình thức có độ chính xác và độ nhạy khác nhau, do đó chi phí cũng sẽ khác nhau.
xác yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu trực tiếp là hình thức dùng để phát hiện các vi sinh vật hoặc thành phần miễn dịch trong máu bằng các phương pháp như nuôi cấy, PCR, ELISA…

Bảng giá xét nghiệm máu tổng quát bao nhiêu tiền?

Bảng giá xét nghiệm máu tổng quát dao động từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng. Tuy nhiên, mức giá này có thể thay đổi dựa trên các yếu tố sau:

  • Từng loại xét nghiệm sẽ có mức giá khác nhau, danh mục xét nghiệm càng chuyên sâu, càng phức tạp hoặc thực hiện nhiều danh mục cùng lúc thì chi phí càng đắt và ngược lại.
  • Mỗi địa chỉ y tế, bệnh viện sẽ áp dụng mức phí xét nghiệm khác nhau.
  • Nếu kết quả xét nghiệm máu bất thường người bệnh cần thực hiện thêm những loại xét nghiệm bổ sung khác dẫn đến chi phí cũng cao hơn.

Những lưu ý khi xét nghiệm máu

Bạn cần thực hiện tốt các lưu ý trước khi xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất, không phải thực hiện nhiều lần và tiết kiệm chi phí xét nghiệm máu tổng quát. Bên cạnh đó, sau xét nghiệm bạn nên có chế độ chăm sóc cũng như dinh dưỡng hợp lý để bổ sung lượng máu đã mất và giúp vết kim lấy máu mau lành.

1. Chuẩn bị trước khi xét nghiệm máu

Một số lưu ý để quá trình xét nghiệm diễn ra thuận lợi, tiết kiệm chi phí xét nghiệm máu tổng quát:

  • Điều đầu tiên là thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Với một số xét nghiệm máu nhất định, bạn phải nhịn ăn, tránh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoại trừ nước lọc khoảng 9–12 giờ trước xét nghiệm. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn ngừng uống một số loại thuốc theo toa.
  • Bạn cần tránh hút thuốc, uống rượu, nhai kẹo cao su và vận động mạnh. Tất cả những điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu tổng quát.
  • Nếu không cần nhịn ăn, bạn cũng không nên ăn thức ăn nhanh hoặc nhiều dầu mỡ.
không nên ăn thức ăn nhanh hoặc nhiều dầu mỡ trước khi xét nghiệm máu
Không nên ăn thức ăn nhanh hoặc nhiều dầu mỡ trước khi xét nghiệm máu.

2. Chế độ dinh dưỡng sau khi xét nghiệm máu

Ăn uống như thông thường cũng đủ để hồi phục sau lấy máu xét nghiệm và không cần bổ sung dinh dưỡng gì quá đặc biệt. Tuy nhiên, một vài nhóm thực phẩm sẽ giúp hỗ trợ nhanh hơn quá trình hồi phục sau xét nghiệm máu như:

2.1 Chất sắt

Sắt là thành phần thiết yếu của hemoglobin và có vai trò quan trọng với các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và mang oxy đến các mô. Sau xét nghiệm máu, cơ thể cần sản xuất các tế bào hồng cầu mới nên việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt rất cần thiết. Thịt đỏ, rau bina, thịt gia cầm, các loại hạt, cá, đậu và các chế phẩm ngũ cốc chứa nhiều chất sắt; để hấp thụ sắt tốt hơn bạn nên bổ sung thêm vitamin C.

2.2 Folate và axit folic

Axit folic là thành phần không thể thiếu trong sản xuất hồng cầu khỏe mạnh. Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và măng tây rất giàu axit folic. Loại axit này cũng được tìm thấy trong gan, đậu và nước cam. Nhiều loại bánh mì và ngũ cốc được bổ sung folate và axit folic.

2.3 Riboflavin

B2 hoặc riboflavin là vitamin quan trọng và cần thiết khi sản xuất hồng cầu. 2 chất này giúp chuyển đổi carbohydrate thành năng lượng, giảm tình trạng mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng do mất máu sau xét nghiệm. Tiêu thụ đủ lượng riboflavin có trong sữa, sữa chua, rau bina, các loại hạt, thịt gia cầm, trứng, rau lá xanh và ngũ cốc giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

2.4 Vitamin B6

Vitamin B6 cần thiết sau xét nghiệm máu bởi khả năng phân hủy protein và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết trong sản xuất hồng cầu. Các loại thực phẩm giàu vitamin B6 như cá, thịt đỏ, chuối, khoai tây và rau bina bổ trợ tốt cho quá trình hồi phục của cơ thể.

2.5 Chất lỏng

Điều quan trọng là giữ cho cơ thể đủ nước sau xét nghiệm máu tổng quát. Không uống rượu trong 1 hoặc 2 ngày và uống thêm ít nhất 4 cốc nước để bổ sung lượng chất lỏng đã mất. Nước dừa là lựa chọn lý tưởng để bù đắp khối lượng chất lỏng bị mất, nước dừa giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất như kali.

2.6 Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có trong nước cam, chanh, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh, cà chua và ớt chuông giúp hấp thụ sắt tốt hơn, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất hồng cầu.

2.7 Khác

  • Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh và rất cần thiết trong sản xuất hồng cầu.
  • Protein là thành phần thiết yếu của cấu trúc huyết sắc tố. Cá, thịt và trứng là nguồn cung cấp protein tốt.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.

3. Chăm sóc vết thương sau lấy máu

  • Mặc áo có tay áo rộng khi xét nghiệm máu tổng quát.
  • Ấn chặt miếng bông để cầm máu ngay sau khi lấy máu xong.
  • Hạn chế vận động mạnh ở cánh tay lấy máu, bao gồm: khuân vác, tập gym … trong vòng 2 ngày sau xét nghiệm máu tổng quát.

Một số câu hỏi liên quan tới giá test máu tổng quát

1. Xét nghiệm máu tổng quát ở đâu chính xác?

Trung tâm Xét nghiệm, PlinkCare TP.HCM là một trong những trung tâm chẩn đoán cận lâm sàng, vận hành và sử dụng các trang thiết bị, ứng dụng những kiến thức khoa học phối hợp với các kỹ thuật y tế để hỗ trợ việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị cho khối lâm sàng.

Toàn bộ kết quả được đảm bảo độ chính xác nhờ hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ nghiêm ngặt, tuân theo các tiêu chuẩn khoa học tiên tiến.

Trung tâm được thiết kế với cơ sở vật chất hiện đại, đạt tiêu chuẩn An toàn sinh học cấp 2, cùng các trang thiết bị đồng bộ và tiên tiến. Những dịch vụ xét nghiệm tại đây được thực hiện bằng các máy móc hàng đầu thế giới, đảm bảo hiệu quả cao và kết quả chính xác. Cụ thể:

cơ sở vật chất xét nghiệm tại hệ thống đa khoa tâm anh
Trung tâm Xét nghiệm ở Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, thuộc PlinkCare TP.HCM được trang bị cơ sở vật chất hiện đại.

1.1 Hệ thống máy phân tích huyết học Sysmex XN1000

Thiết bị tiên tiến được sử dụng để đo khí máu và điện giải, cùng các chỉ số quan trọng khác trong cơ thể. Máy hỗ trợ phân tích các thông số như độ bão hòa oxy, hematocrit, huyết sắc tố toàn phần, cũng như các thành phần trong huyết tương, huyết thanh, và acetate, giúp cung cấp cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của người bệnh.

1.2 Hệ thống máy xét nghiệm khí máu và điện giải Roche Cobas b211

Roche Cobas b211 giúp đo khí máu và điện giải cùng nhiều chỉ số khác trong cơ thể như độ bão hòa oxy và hematocrit trong máu, huyết sắc tố toàn phần, huyết tương, huyết thanh, acetate…

1.3 Hệ thống xét nghiệm Cobas Pro

Trung tâm Xét nghiệm, PlinkCare TP.HCM sở hữu hệ thống xét nghiệm tích hợp Cobas Pro đầu tiên tại Đông Nam Á cho phép thực hiện đến 2.200 xét nghiệm/giờ, rút ngắn thời gian trả kết quả cho người bệnh.

2. Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả?

Nhờ ứng dụng các thiết bị hiện đại, thời gian để hoàn thành các xét nghiệm tổng quát thường quy, bao gồm công thức máu, chức năng gan, thận, mỡ máu và đường máu chỉ mất khoảng 60 – 90 phút. Điều này giúp người bệnh nhận được kết quả nhanh chóng, hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Có phát sinh chi phí gì thêm không?

Xét nghiệm máu có phát sinh chi phí thêm hay không tùy thuộc vào nhu cầu và chỉ định của bác sĩ.

Trung tâm Xét nghiệm, PlinkCare TP.HCM tự hào sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành và kỹ thuật viên dày dạn kinh nghiệm. Nhờ năng lực chuyên môn cao và sự tận tâm, trung tâm phân tích mẫu bệnh phẩm với độ chính xác tối ưu, mang lại hiệu quả cao trong chẩn đoán và điều trị, đồng thời tối ưu hóa chi phí cho người bệnh.

Ngoài ra, Trung tâm Xét nghiệm được đầu tư máy móc hiện đại, đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế  ISO 15189:2012 từ các nước Âu – Mỹ như: Sysmex cs-1600; hệ thống quản lý phòng xét nghiệm Cobas Infinity; máy cấy máu; máy định danh – kháng sinh đồ tự động Vitek II Compact; máy PCR… Nhờ đó đáp ứng nhu cầu xét nghiệm tổng quát và các xét nghiệm chuyên sâu khác, góp phần nâng cao hiệu quả trong khám và điều trị bệnh.

Mức giá xét nghiệm máu tổng quát hiện nay không cố định, phụ thuộc vào nhu cầu của bạn cũng như điều kiện máy móc thiết bị của địa chỉ thực hiện. Người có nhu cầu nên lựa chọn các Trung tâm Xét nghiệm uy tín, chất lượng để cho kết quả chính xác, không phải thực hiện nhiều lần.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send